Giá gas hôm nay ngày 8/7/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 1,76% đạt mức 2,56 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Không giữ được đà tăng trong mấy ngày qua giá gas hôm nay ngày 8/7/2023 trên thị trường thế giới giảm mạnh tới 1,76%.
Theo Investing, giá khí đốt tương lai gần chạm mốc 3 USD trong phiên giao dịch trước đó trong bối cảnh nhiệt độ ấm hơn có thể khiến người Mỹ bật máy điều hòa nhiều hơn bình thường vào mùa hè.
Trong những tháng gần đây, một loạt các thỏa thuận LNG dài hạn đã được ký kết, bao gồm cả từ những người mua ở châu Âu, nơi an ninh năng lượng đã trở thành trung tâm do lo ngại về khí thải từ nhập khẩu khí đốt tự nhiên.
Trung Quốc đang trên đà trở thành nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới trong năm 2023. Năm nay cũng là năm thứ ba liên tiếp các công ty Trung Quốc ký thoả thuận nhập khẩu LNG dài hạn nhiều hơn hơn bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào.
Giá khí đốt tăng vọt do cuộc xung đột Nga - Ukraina và cuộc cạnh tranh toàn cầu để giành các lô hàng LNG đã mang lại một bài học tức thì về sự ổn định của nguồn cung. Để đảm bảo an ninh năng lượng, Trung Quốc tiến hành đa dạng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau, như một bước đệm nhằm phòng ngừa sự gián đoạn nguồn cung do biến động địa chính trị.
Điều đó cũng cho thấy, Trung Quốc đang có một tầm nhìn dài hạn để tránh lặp lại tình trạng khan hiếm năng lượng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, các hợp đồng LNG dài hạn đang rất hấp dẫn vì các lô hàng được hứa hẹn ở mức giá tương đối ổn định so với thị trường giao ngay - nơi giá khí đốt đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra.
Theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11 năm nay.
Theo hãng tin Reuters, từ đầu năm nay, EU đã bắt đầu dự trữ khí đốt song dòng khí đốt gần đây đã chậm lại do nhu cầu cao từ người tiêu dùng công nghiệp. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6, các địa điểm lưu trữ khí đốt ở châu Âu đã dự trữ cao hơn 48% so với mức trung bình 10 năm trong cùng kỳ.
Cũng trong tháng 6/2023, giá khí đốt tự nhiên tăng 38% chủ yếu do lo ngại rằng thời tiết nóng ở Bắc Âu và việc ngừng sản xuất ngoài kế hoạch ở Na Uy vì bảo trì mỏ khí đốt tự nhiên Oseberg.
Theo một báo cáo của Natural Gas World (NGW), nếu mùa hè nóng hơn về tổng thể, nó sẽ nhanh chóng gây áp lực lên nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên được sử dụng trong điều hòa không khí.
Mặc dù giá khí đốt của châu Âu vẫn thấp hơn nhiều so với mức mùa hè năm ngoái, khi lục địa này rơi vào tình trạng bế tắc về năng lượng với Nga, nhưng sự tăng giá nhanh chóng trong tháng 6 cho thấy khu vực này vẫn dễ bị tổn thương trước bất kì sự gián đoạn nguồn cung nào sau sự sụt giảm nhập khẩu từ Nga.
Tại thị trường trong nước, sau khi giảm mạnh vào tháng 6 tới 35.500 đồng/bình loại 12 kg thì từ ngày 1/7/2023 , mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000-18.500 đồng, tùy thương hiệu.
Như vậy, giá gas trong nước đã giảm mạnh 2 lần liên tiếp sau 1 lần tăng. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 2 lần tăng và 5 lần giảm với tổng mức giảm tới hơn 140.000 đồng/bình 12 kg. Hiện, giá nhiên liệu này ở mức tương đương tháng 4/2022.
Đà giảm của giá gas trong nước lần này là do giá gas thế giới tháng 7 chốt ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6. Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Giá gas hôm nay ngày 7/7/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,65% lên mức 2,62 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Theo FT, đang có một cuộc "chạy đua" giữa các tập đoàn năng lượng châu Âu và Trung Quốc để “chốt đơn” các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, trong bối cảnh quốc gia này đang mạnh tay đầu tư vào một loạt dự án xuất khẩu. Đơn cử, TotalEnergies SE trong tháng trước đã lên kế hoạch xây dựng một cảng xuất khẩu LNG tại Mỹ.
Số lượng hợp đồng dài hạn ngày càng tăng được ký kết bởi người mua Trung Quốc, châu Âu giúp Mỹ mở rộng cơ sở hạ tầng xuất khẩu, tăng nguồn cung LNG trong 2-3 năm tới.
Nhu cầu của châu Âu đối với LNG đã tăng mạnh sau xung đột Ukraine. Các quốc gia thuộc "lục địa già" này đang tìm kiếm nguồn cung để thay thế khí đốt vận chuyển bằng đường ống từ Nga.
Trong vài tuần qua, nhà xuất khẩu LNG của Mỹ là Cheniere đã ký hợp hợp đồng 15 năm để cung cấp cho Equinor của Na Uy và một hợp đồng hơn 20 năm với ENN của Trung Quốc.
Trong khi đó, công ty Securing Energy for Europe (Sefe) của Đức đã ký hợp đồng 20 năm với Venture Global LNG của Mỹ để nhập khẩu 2,25 triệu tấn LNG mỗi năm từ dự án thứ ba của Venture Global, CP2 LNG.
Sefe, thuộc sở hữu hoàn toàn của chính phủ Đức, được thành lập vào năm ngoái sau khi Đức quốc hữu hóa một công ty con của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom (Gazprom Germania). Gazprom Germania được đổi tên thành Securing Energy for Europe GmbH (Sefe), để đảm bảo cung cấp năng lượng cho Đức và châu Âu.
Còn TotalEnergies của Pháp đã mua cổ phần trị giá 219 triệu USD của một trạm vận chuyển ở Texas để vận chuyển LNG. Đó là chưa kể đến những giao dịch ổn định trước đây của các nhà xuất khẩu Mỹ với các công ty châu Âu, Trung Quốc trong vài năm qua.
Theo công ty tư vấn có trụ sở Na Uy Rystad Energy, Liên minh châu Âu (EU) có thể lấp đầy các cơ sở khí đốt tự nhiên dưới lòng đất trước thời hạn. Các kho dự trữ khí đốt của châu Âu đã đầy khoảng 76% tính đến ngày 25/6. “EU có khả năng đạt được mục tiêu lưu trữ 90% khí đốt trước thời hạn ngày 1/11” - nhà phân tích cấp cao tại Rystad - Lu Ming Pang nhận định.
EU đã đặt mục tiêu lấp đầy dự trữ khí đốt vào năm ngoái sau khi nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga sang khu vực này bị cắt giảm trong bối cảnh các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Nhập khẩu LNG của khối EU trong năm 2022 lên tới 170 tỉ m3. Một năm trước đó, lượng nhập khẩu là 108 tỉ m3. Để đáp ứng lượng nhập khẩu này, khối 27 thành viên đã phải xây các cảng nhập LNG.
Ông Nick Wayth - Giám đốc điều hành Energy Institute - đơn vị có trụ sở tại London ( Anh) cho biết, xung đột Nga - Ukraina đã làm đảo lộn “những giả định về nguồn cung trên toàn thế giới”.
Những thay đổi này đã dẫn tới cuộc khủng hoảng giá cả và áp lực chi phí sinh hoạt sâu sắc với nhiều nền kinh tế. Theo Energy Institute, Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/7/2023, giá gas tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp. Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000 - 18.500 đồng, tùy thương hiệu.
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) tháng 7/2023 tại thị trường Hà Nội là 353.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.415.000 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 17.800 đồng/bình 12 kg và 71.300 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (Gas South) thông báo từ ngày 1/7, giá gas bán lẻ các nhãn hiệu của công ty giảm 1.500 đồng/kg so với tháng trước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 67.500 đồng/bình 45kg. Như vậy, trong tháng 7/2023, giá bán lẻ gas của công ty này là 304.900 đồng/bình 12kg và 1.142.485 đồng/bình 45kg
Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - Chi nhánh miền Nam cũng cho hay, kể từ ngày 1/7, giá gas của thương hiệu này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 67.500 đồng/bình 45kg so với tháng trước.
Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Thái Bình Dương cho biết, từ ngày 1/7, giá gas của công ty này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 75.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng của thương hiệu này tối đa là 385.000 đồng/bình 12kg và 1.603.000 đồng/bình 50kg.
Giá gas bán lẻ tháng 7/2023 giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 7/2023 ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6/2023. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo. Trước đó, vào tháng 6/2023, giá gas đã có 1 lần giảm mạnh ở mức 35.000 đồng/bình 12 kg cùng với lý do giá gas thế giới giảm.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xu hướng giá gas có thể đổi chiều trong các tháng cuối năm do chuẩn bị nhiên liệu cho mùa đông cũng như dịp lễ hội cuối năm.
Giá gas hôm nay ngày 6/7/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,08% lên mức 2,65 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Giá gas đã tăng gần 15% trong tháng, kéo dài mức tăng trong quý hai lên gần 22% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong suốt mùa hè do sản xuất giảm nhẹ và nhu cầu điều hòa không khí dự kiến sẽ tăng.
Theo Investing, giá khí đốt tương lai gần chạm mốc 3 USD trong phiên giao dịch trước đó trong bối cảnh nhiệt độ ấm hơn có thể khiến người Mỹ bật máy điều hòa nhiều hơn bình thường vào mùa hè.
Trung Quốc đang trên đà trở thành nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới trong năm 2023. Năm nay cũng là năm thứ ba liên tiếp các công ty Trung Quốc ký thoả thuận nhập khẩu LNG dài hạn nhiều hơn hơn bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào.
Giá khí đốt tăng vọt do cuộc xung đột Nga - Ukraina và cuộc cạnh tranh toàn cầu để giành các lô hàng LNG đã mang lại một bài học về sự ổn định của nguồn cung. Để đảm bảo an ninh năng lượng, Trung Quốc tiến hành đa dạng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau, như một bước đệm nhằm phòng ngừa sự gián đoạn nguồn cung do biến động địa chính trị.
Điều đó cũng cho thấy, Trung Quốc đang có một tầm nhìn dài hạn để tránh lặp lại tình trạng khan hiếm năng lượng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, các hợp đồng LNG dài hạn đang rất hấp dẫn vì các lô hàng được hứa hẹn ở mức giá tương đối ổn định so với thị trường giao ngay - nơi giá khí đốt đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra.
Theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11 năm nay.
Châu Âu là thị trường cao cấp, thu hút nhiều khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) do đó họ có thể lấp đầy khoảng trống khi nguồn cung qua đường ống của Nga bị thu hẹp. Trong năm nay, các quốc gia châu Âu đã nhanh chóng xây dựng thêm nhiều kho cảng nhập khẩu LNG, trong đó Đức lần đầu tiên gia nhập nhóm các nhà nhập khẩu LNG.
Các công ty điện lực của châu Âu đã ký nhiều thỏa thuận để mua nhiều LNG hơn từ các công ty từ Mỹ và đã có sự chuyển hướng sang các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.
Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng hơn gấp rưỡi trong tháng 6/2023 này, sau nhiều tháng giảm liên tiếp. Tuy nhiên, đợt tăng giá khí đốt này có vẻ không khiến châu Âu lo ngại như trước.
Theo hãng tin Reuters, từ đầu năm nay, EU đã bắt đầu dự trữ khí đốt song dòng khí đốt gần đây đã chậm lại do nhu cầu cao từ người tiêu dùng công nghiệp. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6, các địa điểm lưu trữ khí đốt ở châu Âu đã dự trữ cao hơn 48% so với mức trung bình 10 năm trong cùng kỳ.
Cũng trong tháng 6/2023, giá khí đốt tự nhiên tăng 38% chủ yếu do lo ngại rằng thời tiết nóng ở Bắc Âu và việc ngừng sản xuất ngoài kế hoạch ở Na Uy vì bảo trì mỏ khí đốt tự nhiên Oseberg.
Theo một báo cáo của Natural Gas World (NGW), nếu mùa hè nóng hơn về tổng thể, nó sẽ nhanh chóng gây áp lực lên nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên được sử dụng trong điều hòa không khí.
Mặc dù giá khí đốt của châu Âu vẫn thấp hơn nhiều so với mức mùa hè năm ngoái, khi lục địa này rơi vào tình trạng bế tắc về năng lượng với Nga, nhưng sự tăng giá nhanh chóng trong tháng 6 cho thấy khu vực này vẫn dễ bị tổn thương trước bất kì sự gián đoạn nguồn cung nào sau sự sụt giảm nhập khẩu từ Nga.
Nhưng nhu cầu khí đốt công nghiệp vẫn còn yếu, mặc dù giá khí đốt tự nhiên thấp nhất trong hai năm. Nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu ước tính đã giảm 9,7% trong tháng 5 so với một năm trước đó do các ngành công nghiệp đang chậm lại và các nền kinh tế lớn bước vào suy thoái.
Tại thị trường trong nước, sau khi giảm mạnh vào tháng 6 tới 35.500 đồng/bình loại 12 kg thì từ ngày 1/7/2023 , mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000-18.500 đồng, tùy thương hiệu.
Như vậy, giá gas trong nước đã giảm mạnh 2 lần liên tiếp sau 1 lần tăng. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 2 lần tăng và 5 lần giảm với tổng mức giảm tới hơn 140.000 đồng/bình 12 kg. Hiện, giá nhiên liệu này ở mức tương đương tháng 4/2022.
Đà giảm của giá gas trong nước lần này là do giá gas thế giới tháng 7 chốt ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6. Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Giá gas hôm nay ngày 5/7/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,18% lên mức 2,75 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Hãng tin Bloomberg cho biết, Trung Quốc đang tiếp tục gom mạnh khí đốt tự nhiên và sẵn sàng tạo điều kiện để các nhà nhập khẩu khí đốt ký hợp đồng, cho dù cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã dịu bớt... Cùng với đó, là việc đầu tư vào các cơ sở xuất khẩu khí đốt. Đây là một phần trong chiến lược nhằm củng cố an ninh năng lượng đến giữa thế kỷ này.
Trung Quốc đang trên đà trở thành nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới trong năm 2023. Năm nay cũng là năm thứ ba liên tiếp các công ty Trung Quốc ký thoả thuận nhập khẩu LNG dài hạn nhiều hơn hơn bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào.
Giá khí đốt tăng vọt do chiến tranh Nga - Ukraine và cuộc cạnh tranh toàn cầu để giành giật các lô hàng LNG đã mang lại một bài học tức thì về sự ổn định của nguồn cung. Để đảm bảo an ninh năng lượng, Trung Quốc tiến hành đa dạng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau, như một bước đệm nhằm phòng ngừa sự gián đoạn nguồn cung do biến động địa chính trị.
Điều đó cũng cho thấy, Trung Quốc đang có một tầm nhìn dài hạn để tránh lặp lại tình trạng khan hiếm năng lượng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, các hợp đồng LNG dài hạn đang rất hấp dẫn vì các lô hàng được hứa hẹn ở mức giá tương đối ổn định so với thị trường giao ngay - nơi giá khí đốt đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra.
Những nỗ lực giành thỏa thuận mua khí đốt của Trung Quốc sẽ hậu thuẫn các dự án xuất khẩu khí đốt trên toàn cầu, tăng cường vai trò của loại nhiên liệu vận chuyển bằng đường biển này trong cơ cấu năng lượng của thế giới.
Ông Toby Copson, Trưởng bộ phận tư vấn và thương mại toàn cầu tại Trident LNG ở Thượng Hải cho biết: “An ninh năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Có đủ nguồn cung trong danh mục đầu tư giúp họ quản lý sự biến động trong tương lai. Tôi đang chờ đợi để chứng kiến nhiều hơn thế”.
Một vài quốc gia nhập khẩu khác như Ấn Độ cũng muốn ký thêm hợp đồng dài hạn để tránh thiếu hụt trong tương lai và giảm phụ thuộc vào các hợp đồng giao ngay. Tuy vậy, Trung Quốc chốt hợp đồng nhanh hơn rất nhiều. Trong năm nay, 33% hợp đồng dài hạn LNG đến từ Trung Quốc, theo ước tính của Bloomberg.
Theo công ty tư vấn có trụ sở Na Uy Rystad Energy, Liên minh châu Âu (EU) có thể lấp đầy các cơ sở khí đốt tự nhiên dưới lòng đất trước thời hạn. Các kho dự trữ khí đốt của châu Âu đã đầy khoảng 76% tính đến ngày 25/6.
“Xét đến lịch sử nhu cầu và giả định các kịch bản nguồn cung khác nhau, các cơ sở lưu trữ thậm chí có thể làm đầy trước mùa đông năm nay. EU có khả năng đạt được mục tiêu lưu trữ 90% khí đốt trước thời hạn ngày 1/11” - nhà phân tích cấp cao tại Rystad - Lu Ming Pang cho hay.
EU đã đặt mục tiêu lấp đầy dự trữ khí đốt vào năm ngoái sau khi nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga sang khu vực này bị cắt giảm trong bối cảnh các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Nguồn cung cấp tiếp tục giảm sau khi đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) từ Nga bị phá hủy trong một hành động phá hoại mà chưa rõ chủ thể gây ra.
Theo hãng tin Reuters, từ đầu năm nay, EU đã bắt đầu dự trữ khí đốt song dòng khí đốt gần đây đã chậm lại do nhu cầu cao từ người tiêu dùng công nghiệp. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6, các địa điểm lưu trữ khí đốt ở châu Âu đã dự trữ cao hơn 48% so với mức trung bình 10 năm trong cùng kỳ. Cũng trong tháng 6/2023, giá khí đốt tự nhiên tăng 38% chủ yếu do lo ngại rằng thời tiết nóng ở Bắc Âu và việc ngừng sản xuất ngoài kế hoạch ở Na Uy vì bảo trì mỏ khí đốt tự nhiên Oseberg.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/7/2023, giá gas tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp. Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000 - 18.500 đồng, tùy thương hiệu.
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) tháng 7/2023 tại thị trường Hà Nội là 353.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.415.000 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 17.800 đồng/bình 12 kg và 71.300 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (Gas South) thông báo từ ngày 1/7, giá gas bán lẻ các nhãn hiệu của công ty giảm 1.500 đồng/kg so với tháng trước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 67.500 đồng/bình 45kg. Như vậy, trong tháng 7/2023, giá bán lẻ gas của công ty này là 304.900 đồng/bình 12kg và 1.142.485 đồng/bình 45kg
Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - Chi nhánh miền Nam cũng cho hay, kể từ ngày 1/7, giá gas của thương hiệu này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 67.500 đồng/bình 45kg so với tháng trước.
Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Thái Bình Dương cho biết, từ ngày 1/7, giá gas của công ty này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 75.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng của thương hiệu này tối đa là 385.000 đồng/bình 12kg và 1.603.000 đồng/bình 50kg.
Giá gas bán lẻ tháng 7/2023 giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 7/2023 ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6/2023. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo. Trước đó, vào tháng 6/2023, giá gas đã có 1 lần giảm mạnh ở mức 35.000 đồng/bình 12 kg cùng với lý do giá gas thế giới giảm.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xu hướng giá gas có thể đổi chiều trong các tháng cuối năm do chuẩn bị nhiên liệu cho mùa đông cũng như dịp lễ hội cuối năm.
Giá gas hôm nay ngày 4/7/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,48% xuống mức 2,69 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay châu Á không thay đổi trong tuần này do nhu cầu vẫn thấp và hàng tồn kho cao.
Ông Samuel Good, Người đứng đầu bộ phận định giá LNG tại cơ quan định giá hàng hóa Argus, cho biết: “Nhu cầu ở Đông Bắc Á đối với các giao dịch mua bổ sung vẫn còn hạn chế, với rất ít người mua trong khu vực muốn bổ sung vào cuối mùa Hè, thay vào đó bắt đầu để mắt đến nhu cầu cho mùa Đông sắp tới”.
Dự trữ nguồn cung cao trên khắp Đông Bắc Á, cũng như nguồn cung cấp khí đốt sẵn có ở Trung Quốc và các loại nhiên liệu khác trong khu vực tiếp tục mang lại sự linh hoạt cho các nhà nhập khẩu.
“Sự linh hoạt này đã giúp hạn chế nhu cầu quay trở lại thị trường LNG giao ngay do nhiệt độ trên trung bình mát mẻ và dự báo sẽ tiếp tục diễn ra ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Bắc Trung Quốc”, ông Good cho hay.
Theo ông Dominic Gallagher, Người đứng đầu bộ phận môi giới LNG tại Tullet Prebon, trong khi nhu cầu gia tăng đã suy yếu ở thị trường hiện tại, thì từ năm 2025 trở đi vẫn có cơ hội đảm bảo nguồn cung ở mức giá tương đối hấp dẫn hơn đối với người mua.
Một số nhà nhập khẩu châu Á đã chốt các hợp đồng LNG dài hạn trong những tháng gần đây, với những người mua từ Trung Quốc đến Bangladesh ký một loạt thỏa thuận với Qatar và Mỹ để gia hạn hợp đồng và đảm bảo nguồn cung nhiều hơn từ nửa sau của thập kỷ.
Mặc dù giá không đổi, ANZ Research cho biết trong một lưu ý hôm thứ Sáu (30/6) rằng, các vấn đề về phía cung đang được chú trọng, với việc Shell lên kế hoạch đóng cửa kho cảng LNG nổi Prelude ngoài khơi Australia khoảng 2 tháng vào tháng 8 này.
Một quan chức của Shell cho biết hồi đầu tháng 6 rằng địa điểm Prelude LNG sẽ được bảo trì vào cuối năm nay.
Tại châu Âu, giá LNG được S&P Global Commodity Insights đã đánh giá chuẩn giá LNG Marker (NWM) hàng ngày ở Tây Bắc châu Âu cho các lô hàng được giao trong tháng 8 trên cơ sở xuất xưởng (DES) ở mức 10,612 USD/mmBTU vào ngày 29/6, giảm 0,487 USD/mmBTU so với giá khí tháng 8 tại trung tâm khí đốt TTF của Hà Lan.
Ông Kenneth Foo, Phó giám đốc phụ trách LNG APAC tại S&P, cho biết: “Dự trữ khí đốt tự nhiên ở mức hợp lý tại châu Âu, với mức dự trữ khí đốt của EU đã đầy 76% vào ngày 26/6, so với mức đầy 57% vào thời điểm này trong năm 2022”.
“Nhu cầu từ các khu vực Nam Á có rủi ro tín dụng cao hơn và lãi suất mua thấp từ các công ty tiện ích ở Bắc Á tiếp tục giữ một số hàng hóa trong khu vực Đại Tây Dương.”
Các nhà khí tượng học dự báo thời tiết sẽ chuyển từ mức gần như bình thường từ ngày 20-3/7 sang nóng hơn bình thường từ ngày 3/7 đến ngày 5/7, thúc đẩy nhu cầu phát điện sử dụng trong điều hòa không khí. Kỳ vọng thị trường khí đốt sẽ bước vào đợt tăng giá mới.
Tại thị trường trong nước, sau khi giảm mạnh vào tháng 6 tới 35.500 đồng/bình loại 12 kg thì từ ngày 1/7/2023 , mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000-18.500 đồng, tùy thương hiệu....
Như vậy, giá gas trong nước đã giảm mạnh 2 lần liên tiếp sau 1 lần tăng. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 2 lần tăng và 5 lần giảm với tổng mức giảm tới hơn 140.000 đồng/bình 12 kg. Hiện, giá nhiên liệu này ở mức tương đương tháng 4/2022.
Đà giảm của giá gas trong nước lần này là do giá gas thế giới tháng 7 chốt ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6. Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Giá gas hôm nay ngày 3/7/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 2,38% xuống mức 2,7 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Tại hội nghị Năng lượng châu Á vừa được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, ông John Hess, Giám đốc điều hành công ty dầu Hess Corporation của Mỹ cho rằng, nhận thức lớn nhất rút ra từ hội nghị lần này là thế giới vẫn cần dầu và khí đốt trong hàng chục năm nữa
Quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ mất nhiều thời gian hơn, tốn nhiều tiền hơn và cần nhiều công nghệ mới. "Thế giới cần phải đầu tư 4.000 tỷ USD mỗi năm cho năng lượng sạch. Nhưng theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đầu tư cho năng lượng sạch trên toàn cầu được dự đoán mới chỉ tăng lên mức 1.700 tỷ USD trong năm 2023" - ông John Hess cho hay.
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết khách hàng mua khí đốt Nga đều ở phương Đông, khu vực mà cơ sở hạ tầng khí đốt chưa được xây dựng nhiều. Xung đột Nga - Ukraine đã khiến châu Âu quyết tâm “cai nghiện” khí đốt Nga nhưng điều đó không có nghĩa Moscow hết khách hàng.
Vào năm 2021, Nga đã bơm khoảng 150 tỷ m3 khí qua các đường ống tới châu Âu, đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Đức, Pháp và Áo. Châu Âu từng có lúc phụ thuộc 2/3 nguồn cung khí đốt vào Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng. Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine làm sứt mẻ mối quan hệ đó, Moscow hướng tới những khách hàng khác.
Tuy nhiên, hiện tại, khách hàng mới của Nga mới chỉ hấp thụ được một phần khí đốt của nước này. Trong khi đó, giá khí đốt sụt giảm cũng khiến thu nhập của Moscow giảm sút.
Đối với châu Âu, để “cai nghiện” năng lượng Nga cũng như lấp đầy các kho chứa khí đốt cũng không dễ dàng. Trước mùa đông năm ngoái, châu Âu đã phải mua khí đốt với mức giá đắt chưa từng thấy. Sau đó, các đường ống Nord Stream bị phá hoại khiến nguồn cung chính từ Moscow bị gián đoạn. Nhưng may mắn thay, mùa đông ấm áp đã cho phép châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Ở thời điểm này, theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11/2023.
Từ năm ngoái, Na Uy đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU), chiếm hơn 24% thị trường, trong khi Nga chiếm 15%.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/7/2023, giá gas tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp. Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000-18.500 đồng, tùy thương hiệu.
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) tháng 7/2023 tại thị trường Hà Nội là 353.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.415.000 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 17.800 đồng/bình 12 kg và 71.300 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (Gas South) thông báo từ ngày 1/7, giá gas bán lẻ các nhãn hiệu của công ty giảm 1.500 đồng/kg so với tháng trước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 67.500 đồng/bình 45kg. Như vậy, trong tháng 7/2023, giá bán lẻ gas của công ty này là 304.900 đồng/bình 12kg và 1.142.485 đồng/bình 45kg
Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - Chi nhánh miền Nam cũng cho hay, kể từ ngày 1/7, giá gas của thương hiệu này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 67.500 đồng/bình 45kg so với tháng trước.
Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) từ ngày 1/7 cũng giảm 18.500 đồng/bình 12kg. Như vậy, giá gas bán lẻ đến người tiêu dùng của thương hiệu này là 347.000 đồng/bình 12kg.
Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Thái Bình Dương cho biết, từ ngày 1/7, giá gas của công ty này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 75.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng của thương hiệu này tối đa là 385.000 đồng/bình 12kg và 1.603.000 đồng/bình 50kg.
Giá gas bán lẻ tháng 7/2023 giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 7/2023 ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6/2023. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo. Trước đó, vào tháng 6/2023, giá gas đã có 1 lần giảm mạnh ở mức 35.000 đồng/bình 12 kg cùng với lý do giá gas thế giới giảm.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xu hướng giá gas có thể đổi chiều trong các tháng cuối năm do chuẩn bị nhiên liệu cho mùa đông cũng như dịp lễ hội cuối năm.
Giá gas hôm nay 1/7/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 2,7% lên mức 2,77USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Liên minh châu Âu (EU) đang trên đà lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên trước thời hạn, Rystad Energy đã dự báo.
Theo ông Lu Ming Pang, Nhà phân tích cấp cao Rystad Energy, xem xét nhu cầu lịch sử và giả định các kịch bản cung cấp khác nhau, các cơ sở lưu trữ thậm chí có thể đầy trước mùa Đông năm nay, dẫn đến việc dòng khí đốt phải được chuyển hướng đi nơi khác.
Đầu tháng này, ông John Kemp của Reuters đã báo cáo rằng, EU đã bắt đầu lấp đầy kho chứa khí đốt của mình vào đầu năm nay nhưng gần đây việc bổ sung đã chậm lại do giá thấp kích thích nhu cầu cao hơn từ người tiêu dùng công nghiệp.
Ông Kemp cũng lưu ý rằng, mức khí đốt trong kho vào đầu tháng 6 cao hơn 48% so với mức trung bình 10 năm so với thời điểm đó trong năm, sau khi mức kho chứa đạt 2/3 công suất vào cuối tháng 5 này.
Tuy nhiên, ngay từ đầu đã có nhiều khí đốt hơn trong kho do mùa Đông năm ngoái ôn hòa và nhu cầu khí đốt giảm đáng kể do giá quá cao.
Theo Rystad Energy, tính đến ngày 25/6, kho chứa khí đốt của châu Âu đã đầy 76%, so với 56% một năm trước đó. EU đặt mục tiêu lấp đầy 90% vào ngày 1/11 năm nay.
Trong khi đó, giá đã tăng trong phần lớn tháng này, chủ yếu là do ngừng sản xuất ở Na Uy do bảo trì mỏ. Cho đến nay trong tháng này, giá khí đốt ở EU đã tăng thêm 38%, The National lưu ý.
Tuần này, giá khí đốt tiêu chuẩn tăng hơn nữa, đạt 3,575 USD/MWh do dự báo thời tiết cho thấy hầu hết Tây Bắc Châu Âu, những người tiêu thụ khí đốt lớn nhất, sẽ chứng kiến một mùa Hè bắt đầu nóng hơn bình thường, và sẽ tiếp tục ít nhất cho đến giữa mùa Hè của tháng 7.
Tuy nhiên, nhu cầu chung về khí đốt ở châu Âu vẫn thấp so với mức trung bình 5 năm do các nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và các ngành công nghiệp chưa chuyển sang sử dụng khí đốt mặc dù giá thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục được ghi nhận vào mùa Hè năm ngoái.
Các nhà phân tích của BloombergNEF đã viết trong một ghi chú đầu tuần này rằng: “Sóng nhiệt sẽ làm tăng mức tiêu thụ điện trong tuần nhưng nhu cầu điện của châu Âu vẫn yếu vào năm 2023, mặc dù giá thấp hơn”.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/7/2023, giá gas giảm từ 18.000-18.500 đồng/bình 12kg tuỳ thương hiệu.
Chiều 30/6, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas thông báo điều chỉnh giảm giá mặt hàng này từ ngày 1/7. Theo đó, sau khi giảm mạnh vào tháng 6 tới 35.500 đồng/bình loại 12 kg thì sang tháng 7, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000-18.500 đồng, tùy thương hiệu.
Như vậy, giá gas trong nước đã giảm mạnh 2 lần liên tiếp sau 1 lần tăng. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 2 lần tăng và 5 lần giảm với tổng mức giảm tới hơn 140.000 đồng/bình 12 kg. Hiện, giá nhiên liệu này ở mức tương đương tháng 4/2022.
Đà giảm của giá gas trong nước lần này là do giá gas thế giới tháng 7 chốt ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6. Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Giá gas hôm nay 30/6/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng nhẹ 0,26% lên mức 2,67 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng hơn gấp rưỡi trong tháng 6/2023 này, sau nhiều tháng giảm liên tiếp. Tuy nhiên, đợt tăng giá khí đốt này có vẻ không khiến châu Âu lo ngại như trước.
Theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11/2023.
Trao đổi với hãng tin CNN, các nhà phân tích nói với rằng giá khí đốt ở châu Âu đảo chiều từ giảm sang tăng chủ yếu do sự gián đoạn nguồn cung vì hoạt động bảo trì diễn ra lâu hơn dự kiến tại các nhà máy khí đốt quan trọng ở Na Uy.
Năm ngoái, Na Uy đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất trong EU, chiếm hơn 24% thị trường, trong khi Nga chiếm 15%.
Bên cạnh đó, mặc dù, giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu hiện vẫn thấp hơn nhiều so với hè năm ngoái khi khu vực này mắc kẹt trong cuộc chiến năng lượng với Nga sau xung đột tại Ukraine, nhưng những lo ngại về nguồn cung khí đốt tiếp theo vẫn còn.
Thời tiết nóng hơn có thể thúc đẩy nhu cầu làm mát trong ngắn hạn của các hộ gia đình và doanh nghiệp, nhưng rủi ro dài hạn vẫn tồn tại đối với nguồn cung của khối trước mùa nóng tiếp theo.
Ông Massimo Di Odoardo, nhà nghiên cứu cấp cao về thị trường khí đốt tại công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết, giai đoạn hoảng loạn mà chúng ta chứng kiến vào mùa hè năm ngoái rất khó xảy ra lần nữa”.
Tuy nhiên, ông Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt tại ICIS cho hay, thị trường khí đốt châu Âu và rộng hơn là thị trường khí đốt toàn cầu chắc chắn chưa thoát khỏi rủi ro trong việc cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu. Vị chuyên gia nói thêm rằng, giá khí đốt luôn được kỳ vọng còn tăng, xét tới việc giá khí đốt tự nhiên tương lai cho hai mùa đông tới vẫn còn cao so với mức bình quân lịch sử.
Ngay cả khi mùa đông kết thúc với mức dự trữ khí đốt cao kỷ lục, các nước châu Âu vẫn sẽ phải bắt đầu chương trình nạp đầy kho trước mùa đông 2023 - 2024, gây ra áp lực tăng giá.
Trong một diễn biến khác, Qatar đang củng cố thỏa thuận dài hạn khổng lồ về cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Trung Quốc. Thỏa thuận mới nhất của Trung Quốc - Quatar bao gồm hai phần: Phần đầu tiên là thỏa thuận 27 năm để Qatar - nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới - cung cấp cho Trung Quốc 4 triệu tấn LNG mỗi năm.
Phần thứ hai là thỏa thuận để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) nắm 5% cổ phần của một tàu LNG thuộc dự án khí đốt mở rộng mỏ North Field của Tập đoàn QatarEnergy.
Gruzia đã tăng đáng kể nhập khẩu LNG của Nga trong 5 tháng đầu năm nay. Cụ thể, theo Liên minh các nhà nhập khẩu dầu mỏ Gruzia, nhập khẩu LGN từ Nga của Gruzia đã tăng 29,5% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/2023, đạt 18.400 tấn. Kể từ đầu năm, 99,7% lượng LNG nhập khẩu của Gruzia đến từ Nga.
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam - PV GAS LPG Miền Nam giảm 2.917 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Giá gas bán lẻ quay đầu giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 6 ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 4 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua.
Giá gas hôm nay 29/6/2023 giảm tới 2,42%, đạt mức 2,69 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Sau 4 phiên tăng liên tiếp, giá gas hôm nay 29/6/2023 đã giảm 0,06 USD/mmBTU bất chấp nhu cầu vẫn đang có xu hướng tăng.
Theo Investing, giá khí đốt tương lai gần chạm mốc 3 đô la trong phiên giao dịch hôm thứ Hai trong bối cảnh nhiệt độ ấm hơn có thể khiến người Mỹ bật máy điều hòa nhiệt độ nhiều hơn bình thường vào mùa hè này.
Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên trên Henry Hub của New York Mercantile Exchange tăng 4,9 cent, tương đương 1,7%, ở mức 2,89 USD/mmBtu, hay một triệu đơn vị nhiệt của Anh. Đỉnh của phiên là $2,936, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng Ba.
Theo các nhà phân tích tại Gelber & Associates, giá gas mấy ngày qua tăng là bởi nắng nóng đã ảnh hưởng đến nhiều bang miền Nam và những điều chỉnh ấm hơn trong dự báo ngắn hạn.
Các nhà phân tích của Gelber cho biết, nhiệt độ ở miền Nam đã đạt tới hơn 100 độ F sớm hơn dự kiến và sức nóng dự kiến sẽ bắt đầu tràn ngập toàn bộ 48 bang trong những tuần tới.
Khí đốt tự nhiên tăng 4 tuần liên tiếp, đà tăng dài nhất kể từ quý I/2022. Đây là một thời điểm thú vị đối với khí đốt tự nhiên, với việc các nhà đầu cơ giá lên cố gắng giữ cho thị trường ở trạng thái tích cực trong bốn tuần liên tiếp - đà tăng giá dài nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2022. Điều này bất chấp Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, hay EIA, báo cáo số lượng lưu trữ nhiên liệu cao hơn dự kiến trong tuần gần nhất.
Khí đốt tự nhiên trong kho đã tăng 95 tỷ feet khối vào tuần trước, cao hơn mức tăng 88 bcf cho tuần kết thúc vào ngày 16 tháng 6 theo dự báo của các nhà phân tích ngành được theo dõi bởi Investing.com. Ước tính mức tăng cao nhất của hầu hết các nhà phân tích cho tuần trước là 91 bcf.
Tại thị trường trong nước, do giá gas thế giới tháng 6 chốt ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên các doanh nghiệp điều chỉnh giảm theo.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/6, giá gas của Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương sẽ giảm 35.500 đồng/bình 12 kg và 148.000 đồng/bình 50 kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 403.000 đồng/bình 12 kg và 1.678. 000 đồng/bình 50 kg.
Tương tự, Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam, giá gas giảm 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng 384.912 đồng/bình 12kg và 1.443.000 đồng/bình 45kg.
Đại diện Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, mức giá giảm này đúng như dự báo.
Như vậy, sau khi giá giảm đến 58.000 đồng/kg hồi tháng 4, đây là tháng thứ 2 giá gas tiếp tục giảm. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas có bốn tháng giảm và 2 tháng tăng.
Giá gas hôm nay 28/6/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng nhẹ 0,18% lên mức 2,8 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Hợp đồng tương lai tại trung tâm TTF, điểm chuẩn cho giao dịch khí đốt của châu Âu đang trên đà tăng. Chất xúc tác chính cho sự tăng giá này đến từ đợt nắng nóng đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực và những điều chỉnh ấm hơn trong dự báo ngắn hạn.
Bên cạnh đó, theo Oilprice.com, giá tăng trong bối cảnh các nhà đầu tư phản ứng với cuộc nổi dậy hỗn loạn và ngắn ngủi vào cuối tuần trước ở Nga.
Trước đó, giá khí đốt cũng đã tăng vọt trong vài tuần qua, chủ yếu là do sự cố ngừng hoạt động tại một số nhà máy khí đốt ở Na Uy và tin tức về việc một mỏ khí đốt của Hà Lan sẽ đóng cửa vĩnh viễn vào tháng 10.
Theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11 năm nay.
Châu Âu là thị trường cao cấp, thu hút nhiều khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đến bờ biển của họ, do đó họ có thể lấp đầy khoảng trống khi nguồn cung qua đường ống của Nga bị thu hẹp. Trong năm nay, các quốc gia châu Âu đã nhanh chóng xây dựng thêm nhiều kho cảng nhập khẩu LNG, trong đó Đức lần đầu tiên gia nhập nhóm các nhà nhập khẩu LNG.
Các công ty điện lực của châu Âu đã ký nhiều thỏa thuận để mua nhiều LNG hơn từ các công ty từ Mỹ và đã có sự chuyển hướng sang các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.
Ở Mỹ, sự phát triển của các nhà máy LNG mới đang được củng cố khi người mua ở các quốc gia, bao gồm Đức và Nhật Bản, đã ký hợp đồng dài hạn với các nhà xuất khẩu.
TotalEnergies SE trong tháng này đã lên kế hoạch xây dựng một cảng xuất khẩu LNG tại Mỹ, đồng thời đồng ý mua cổ phần trong dự án và nhà phát triển của nó. Gã khổng lồ nước Pháp cũng đang thảo luận về việc đầu tư vào dự án khí đốt tự nhiên khổng lồ của Ả Rập Xê-út.
Mới đây công ty Securing Energy for Europe (Sefe) của Đức đã ký hợp đồng 20 năm với Venture Global LNG của Mỹ để nhập khẩu 2,25 triệu tấn LNG mỗi năm từ dự án thứ ba của Venture Global, CP2 LNG.
Sefe, thuộc sở hữu hoàn toàn của chính phủ Đức, được thành lập vào năm ngoái sau khi Đức quốc hữu hóa một công ty con của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom (Gazprom Germania). Gazprom Germania được đổi tên thành Securing Energy for Europe GmbH (Sefe), để đảm bảo cung cấp năng lượng cho Đức và châu Âu.
“Bằng cách hợp tác với Venture Global LNG, Sefe thực hiện một bước quan trọng khác trong sứ mệnh của chúng tôi là đảm bảo năng lượng cho khách hàng Đức và châu Âu, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực” - Giám đốc điều hành của Sefe, Egbert Laege cho biết.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/6, giá gas trong nước được các doanh nghiệp kinh doanh gas đồng loạt giảm trên cơ sở giá thế giới - giá hợp đồng contract price (CP). Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 6 tại thị trường Hà Nội là 371.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.486.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 33.640 đồng/bình 12 kg và 134.660 đồng/bình 48 kg.
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam - PV GAS LPG Miền Nam giảm 2.917 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Giá gas bán lẻ quay đầu giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 6 ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 4 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua.
Giá gas hôm nay 27/6 tăng 1,06%, đạt mức 2,75 USD/mmBTU, nhu cầu khí đốt được dự báo tăng cao trong thời gian ngắn.
Theo Investing.com, những nhà đầu cơ giá đối với khí đốt tự nhiên đang thực hiện một cú hích quan trọng lên trên mức giá trung bình 2 USD cho loại nhiên liệu này trong bối cảnh nhiệt độ ấm hơn có thể khiến người Mỹ bật máy điều hòa không khí nhiều hơn bình thường vào mùa Hè này.
Đây là một tuần thú vị đối với khí đốt tự nhiên, với việc các nhà đầu cơ giá lên giữ thị trường ở vùng tích cực trong 4 trên 5 phiên - kể cả vào thứ Năm (22/6), khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo lượng dự trữ hàng tuần cao hơn dự kiến.
Khí đốt tự nhiên trong kho đã tăng 95 tỷ feet khối (bcf) vào tuần trước. Ước tính xây dựng cao nhất của hầu hết các nhà phân tích cho tuần trước là 91 bcf. Trong tuần trước ngày 9/6, các công ty tiện ích chỉ bơm 84 bcf vào kho sau khi đốt lượng khí cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng và làm mát.
Mức tăng 95 bcf mới nhất đã nâng tổng khối lượng khí đốt trong các hang động dưới lòng đất ở Mỹ lên 2,729 nghìn tỷ feet khối (tcf) - tăng 26,5% so với mức 2,158 tcf của năm trước và cao hơn 15,3% so với mức trung bình 5 năm là 2,367 tcf.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, tháng trước của Henry Hub đã xuống mức thấp nhất là 2,524 USD, có vẻ như là do lo ngại về việc tăng nguồn cung, trước khi phục hồi trở lại.
Gần đây, giá khí đốt đã cố gắng duy trì ở mức trung bình hoặc trên mốc 2 USD, nhờ dự đoán nhu cầu làm mát cao hơn trong những ngày gần đây và tuần tới khi mùa Hè ở Mỹ được dự đoán là sẽ mang lại nhiệt độ nóng hơn.
“Nhu cầu đốt điện đã giảm xuống 37,9 bcf/ngày hôm nay”, các nhà phân tích tại công ty tư vấn thị trường năng lượng Gelber & Associates cho hay. Khi thời tiết ấm lên trong những tuần tới, lượng điện tiêu thụ có khả năng tăng trở lại mức trước đó và tăng cao hơn.
Với mức tăng gần 15% trong tháng 6, hợp đồng khí đốt kỳ hạn trên Henry Hub đang hướng tới hiệu suất tốt nhất kể từ tháng 8/2022 - tháng chúng đạt mức cao nhất trong 14 năm là 10 USD/mmBTU.
Trong khi thời tiết mùa hè không đạt điểm nóng điển hình trên toàn quốc, nhu cầu làm mát đang tăng lên từng ngày, đặc biệt là ở Texas. Điều này đã làm dấy lên nhận thức trong giao dịch rằng các mức giá thấp cao hơn có thể phổ biến hơn so với các đáy mới. Mức thấp nhất trong tháng trước của Henry Hub tính đến tuần này là 2,448 USD, so với mức đáy 2,136 USD được thấy vào đầu tháng 6.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á đã đảo ngược xu hướng giảm trong nhiều tuần và tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng trong tuần này, theo dõi mức tăng khí đốt của châu Âu và do nhiệt độ cao ở Đông Bắc Á làm tăng nhu cầu làm mát.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu biến động đáng kể trong tháng 6. Dữ liệu của Dịch vụ Theo dõi Hàng hóa Độc lập (ICIS) cho thấy giá khí đốt kỳ hạn tiêu chuẩn đạt 35 euro (tương đương 38 USD) mỗi MWh, tăng 52% so với hồi đầu tháng.
Nguyên nhân của biến động này, ngoài yếu tố dự báo thời tiết nóng hơn trong mùa hè năm nay, còn do hoạt động bảo trì lâu hơn dự kiến tại các nhà máy khí đốt quan trọng ở Na Uy. Dự báo đợt nắng nóng từ ngày 21-28/6 có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt để sản xuất điện.
Tại thị trường trong nước, do giá gas thế giới tháng 6 chốt ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên các doanh nghiệp điều chỉnh giảm theo.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/6, giá gas của Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương sẽ giảm 35.500 đồng/bình 12 kg và 148.000 đồng/bình 50 kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 403.000 đồng/bình 12 kg và 1.678. 000 đồng/bình 50 kg.
Tương tự, Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam, giá gas giảm 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng 384.912 đồng/bình 12kg và 1.443.000 đồng/bình 45kg.
Đại diện Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, mức giá giảm này đúng như dự báo.
Như vậy, sau khi giá giảm đến 58.000 đồng/kg hồi tháng 4, đây là tháng thứ 2 giá gas tiếp tục giảm. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas có bốn tháng giảm và 2 tháng tăng.
Giá gas hôm nay 26/6, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 1,54% lên mức 2,77 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.
Hà Lan mới đây cho biết sẽ đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu từ ngày 1/10 sau nhiều năm xảy ra các hoạt động địa chấn, bất chấp những lo ngại về nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu do cuộc xung đột tại Ukraine.
Chính phủ Hà Lan cho biết các giếng dầu tại mỏ Groningen ở miền Bắc nước này sẽ vẫn hoạt động thêm một năm nữa trong trường hợp mùa Đông lạnh giá và thiếu khí đốt, nhưng sau đó sẽ đóng cửa vĩnh viễn từ ngày 1/10/2024.
Mỏ Groningen hoạt động từ năm 1965, nhưng việc khai thác mỏ này đã vấp phải sự phản đối của cư dân địa phương trong hơn 20 năm qua do hoạt động khoan thăm dò đã liên tục gây ra các hoạt động địa chấn.
Mặc dù việc khai thác khí đốt tại mỏ này gần như đã giảm trong vài năm qua, nhưng Chính phủ Hà Lan vẫn duy trì hoạt động của địa điểm này để ứng phó với nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine kể từ tháng 2/2022.
Xung đột Nga - Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra sau đó dẫn tới giá khí đốt tăng kỷ lục và đã làm thay đổi triển vọng dài hạn đối với khí đốt tự nhiên. Châu Âu đang gấp rút thay thế nhiên liệu của Nga trong khi các quốc gia thị trường mới nổi đang ký kết các thỏa thuận dài hạn để tránh tình trạng thiếu hụt năng lượng trong tương lai.
Theo mạng tin năng lượng Oilprice.com, công ty Securing Energy for Europe (Sefe) của Đức vừa ký hợp đồng 20 năm với Venture Global LNG của Mỹ để nhập khẩu 2,25 triệu tấn LNG mỗi năm từ dự án thứ ba của Venture Global, CP2 LNG.
Sefe, thuộc sở hữu hoàn toàn của chính phủ Đức, được thành lập vào năm ngoái sau khi Đức quốc hữu hóa một công ty con của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom (Gazprom Germania). Gazprom Germania được đổi tên thành Securing Energy for Europe GmbH (Sefe), để đảm bảo cung cấp năng lượng cho Đức và châu Âu.
“Bằng cách hợp tác với Venture Global LNG, Sefe thực hiện một bước quan trọng khác trong sứ mệnh của chúng tôi là đảm bảo năng lượng cho khách hàng Đức và châu Âu, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực” - Giám đốc điều hành của Sefe, Egbert Laege cho biết.
Giám đốc điều hành của Venture Global LNG Mike Sabel nêu rõ: Đức đã hành động dứt khoát để đa dạng hóa danh mục đầu tư năng lượng và LNG sẽ là một phần quan trọng trong đó khi nước này tìm cách tăng cường an ninh năng lượng, đồng thời thúc đẩy tiến bộ về môi trường.
Thỏa thuận dài hạn mới báo hiệu rằng Đức sẽ tiếp tục dựa vào khí đốt tự nhiên và không giống như một năm rưỡi trước, Đức sẽ không từ chối ký hợp đồng cung cấp LNG trong nhiều thập kỷ tới.
Không chỉ có Đức và các quốc gia châu Âu, Trung Quốc tiếp tục ký kết các thỏa thuận mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sau năm 2050. Mỹ đang tiến hành các dự án mới sẽ đưa nước này trở thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới trong tương lai gần.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khoảng 60 tỷ mét khối khí đốt mới đã được phê duyệt kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu diễn ra, gần gấp đôi tốc độ so với thập kỷ trước.
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam - PV GAS LPG Miền Nam giảm 2.917 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Giá gas bán lẻ quay đầu giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 6 ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 4 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua.
Giá gas hôm nay 24/6 giảm 2,19%, đứng ở mức 2,55 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2023.
Tiếp đà giảm của phiên giao dịch ngày hôm qua, giá gas hôm nay 24/6 giảm 2,19%, tương đương 0,005 USD/mmBTU. Thị trường biến động phức tạp gây đau đầu cho các nhà đầu tư.
Theo một báo cáo của Natural Gas World (NGW), nếu mùa hè nóng hơn về tổng thể, nó sẽ nhanh chóng gây áp lực lên nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên được sử dụng trong điều hòa không khí.
Dữ liệu thay đổi về lưu trữ khí đốt tự nhiên của EIA cho thấy mức tăng lên 95 tỷ feet khối (bcf) trong tuần tính đến ngày 16/6, thấp hơn 91 bcf đã được dự báo từ 84 bcf được ghi nhận trong tuần trước. Điều này góp ảnh hưởng khiến giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm xuống thấp hơn.
Trước đó, giá khí đốt đã tăng trong những tuần gần đây do lo ngại về nguồn cung của Na Uy sau khi các nhà máy khí đốt ở Na Uy ngừng hoạt động lâu hơn dự kiến. Nguồn cung của Na Uy hiện rất quan trọng đối với lục địa châu Âu sau khi nước này thay thế Nga trở thành nhà cung cấp chính vào năm 2022, khi Khí đốt Na Uy chiếm 23% lượng nhập khẩu so với 15% của Nga.
Ngoài ra, tin tức về một thỏa thuận giữa nhà điều hành RomGaz của Romania và nhà sản xuất khí đốt Đông Nam Âu Petrom OMV để xây dựng một kho cảng Khí đốt tự nhiên mới ở Biển Đen có thể sẽ làm giảm bớt những lo ngại về nhu cầu trong khu vực, theo Offshore Energy.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á đã đảo ngược xu hướng giảm trong nhiều tuần và tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng trong tuần này, theo dõi mức tăng khí đốt của châu Âu và do nhiệt độ cao ở Đông Bắc Á làm tăng nhu cầu làm mát.
Theo ông Toby Copson, Người đứng đầu bộ phận giao dịch toàn cầu tại Trident LNG: Sự biến động xảy ra vào giữa tuần trước với tin tức về việc ngừng hoạt động ở Na Uy đã khiến giá châu Âu tăng và giá châu Á biến động theo.
“Mặc dù các ưu đãi giao ngay có thể phản ánh điều đó, nhưng nhu cầu vẫn không có và chúng ta sẽ chứng kiến những người chơi khác quay lưng lại cho đến khi có nhu cầu phù hợp”, ông Copson nói thêm.
Còn ông Ryhana Rasidi, Nhà phân tích LNG tại công ty phân tích dữ liệu Kpler, cho biết, mặc dù tăng, nhưng giá châu Á đang giảm giá so với giá khí đốt châu Âu, khiến hàng hóa bốc dỡ nhanh chóng từ Mỹ quay trở lại châu Âu.
Mặc dù giá khí đốt của châu Âu vẫn thấp hơn nhiều so với mức mùa hè năm ngoái, khi lục địa này rơi vào tình trạng bế tắc về năng lượng với Nga, nhưng sự tăng giá nhanh chóng trong tháng 6 cho thấy khu vực này vẫn dễ bị tổn thương trước bất kì sự gián đoạn nguồn cung nào sau sự sụt giảm nhập khẩu từ Nga.
Nhưng nhu cầu khí đốt công nghiệp vẫn còn yếu, mặc dù giá khí đốt tự nhiên thấp nhất trong hai năm. Nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu ước tính đã giảm 9,7% trong tháng 5 so với một năm trước đó do các ngành công nghiệp đang chậm lại và các nền kinh tế lớn bước vào suy thoái.
Dự báo đợt nắng nóng từ ngày 21-28/6 có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt để sản xuất điện. Ngoài ra, sản lượng trong nước đang giảm từ mức kỷ lục trong tháng 5 là 102,5 bcfd. Mặt khác, khí đốt chảy đến các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng do bảo dưỡng tại một số cơ sở.
Tại thị trường trong nước, do giá gas thế giới tháng 6 chốt ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên các doanh nghiệp điều chỉnh giảm theo.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/6, giá gas của Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương sẽ giảm 35.500 đồng/bình 12 kg và 148.000 đồng/bình 50 kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 403.000 đồng/bình 12 kg và 1.678. 000 đồng/bình 50 kg.
Tương tự, Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam, giá gas giảm 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng 384.912 đồng/bình 12kg và 1.443.000 đồng/bình 45kg.
Đại diện Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, mức giá giảm này đúng như dự báo.
Như vậy, sau khi giá giảm đến 58.000 đồng/kg hồi tháng 4, đây là tháng thứ 2 giá gas tiếp tục giảm. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas có bốn tháng giảm và 2 tháng tăng.
Giá gas hôm nay 23/6, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm nhẹ 0,12% lên mức 2,6 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2023.
Giá khí đốt tại châu Âu đã giảm nhẹ từ phiên giữa tuần này sau khi tăng đột biến vào tuần trước, trong bối cảnh thị trường chung biến động liên quan đến lo ngại thời tiết nóng ở Bắc Âu và sự cố ngừng hoạt động ngoài kế hoạch ở Na Uy làm tăng nhu cầu đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và đặt EU vào thế cạnh tranh về nguồn cung.
Theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11 năm nay.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch lo ngại rằng nhu cầu ngắn hạn gia tăng sẽ làm hỏng kế hoạch đó, khi thời tiết nắng nóng hơn bình thường của những tháng mùa hè sẽ tiêu tốn nhiều khí đốt hơn cho việc làm mát, sự gia tăng của nhu cầu khí đốt ở châu Á, và rủi ro gián đoạn dòng chảy khí đốt Nga còn lại. Ngay cả trước đây, khi chiếm 90% nguồn cung khí đốt của châu Âu, khu vực này vẫn phải nhập thêm LNG trong những tháng mùa đông.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times mới đây, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết, cơ hội để Kiev và Moscow đồng ý gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt rất mong manh mặc dù công suất tuyến đường ống qua Ukraine chiếm gần 5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu.
Thỏa thuận vận chuyển khí đốt đầu tiên giữa Nga và Ukraine được ký kết vào tháng 12/2019, có hiệu lực trong 5 năm. Thỏa thuận đảm bảo khối lượng trung chuyển tối thiểu 65 tỷ m3 khí đốt trong năm 2020 và 40 tỷ m3 khí đốt/năm trong giai đoạn 2021 - 2024. mang về 7 tỷ USD cho Ukraine.
Khi được hỏi liệu Ukraine có sẵn sàng đàm phán lại thỏa thuận này với Moscow hay không, Bộ trưởng German Galushchenko cho biết, việc hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán khó có khả năng xảy ra. Bên cạnh đó, Ukraine đang chuẩn bị cho việc cắt giảm nguồn cung.
Như vậy, một trong những tuyến đường huyết mạch cuối cùng vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu có thể bị đóng cửa vào cuối năm tới khi hợp đồng cung cấp khí đốt của Ukraine với Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom hết hạn.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine cho hay, châu Âu đã chuẩn bị tương đối sẵn sàng cho tình trạng nguồn cung tiếp tục thu hẹp, sau khi đã thích ứng với những đợt cắt giảm tương tự trong quá khứ bằng cách giảm nhu cầu và tìm nguồn nhập khẩu thay thế như khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Tập đoàn OMV của Áo mới đây cho biết sẽ khai thác một mỏ khí đốt tự nhiên khổng lồ ngoài khơi Romania ở Biển Đen. Đây là một quyết định được chờ đợi từ lâu trong bối cảnh châu Âu đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt.
Theo đó, OMV Petrom và đối tác Romgaz của Romania sẽ đầu tư 4 tỷ euro (4,4 tỷ USD) vào dự án khai thác mỏ Neptun Deep, một trong những mỏ khí đốt lớn nhất ở châu Âu. Mỏ này có trữ lượng khí đốt có thể thu hồi vào khoảng 100 tỷ m3.
Dự án đầu tư khai thác mỏ Neptun Deep có thể đưa Romania trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn nhất ở "lục địa già". Dự kiến, đường ống dẫn khí đốt từ mỏ Neptun Deep sẽ bắt đầu vận hành vào năm 2027. "Mỏ sẽ cung cấp nguồn năng lượng ổn định và an toàn cho khu vực" - ông Alfred Stern, Giám đốc điều hành của OMV thông tin.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/6, giá gas trong nước được các doanh nghiệp kinh doanh gas đồng loạt giảm trên cơ sở giá thế giới - giá hợp đồng contract price (CP). Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 6 tại thị trường Hà Nội là 371.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.486.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 33.640 đồng/bình 12 kg và 134.660 đồng/bình 48 kg.
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam - PV GAS LPG Miền Nam giảm 2.917 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Giá gas bán lẻ quay đầu giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 6 ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 4 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua.
Giá gas hôm nay 22/6 tăng 1,65%, tình trạng này có thể xuất phát từ mối lo thiếu nguồn cung do các nhà máy khí đốt của Na Uy ngừng hoạt động lâu hơn dự kiến.
Giá gas hôm nay 22/6 tăng 1,65%, đạt mức 2,53 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2023.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á đã đảo ngược xu hướng giảm trong nhiều tuần và tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng trong tuần này, theo dõi mức tăng khí đốt của châu Âu và do nhiệt độ cao ở Đông Bắc Á làm tăng nhu cầu làm mát.
Theo ông Toby Copson, người đứng đầu bộ phận giao dịch toàn cầu tại Trident LNG: Sự biến động xảy ra vào giữa tuần trước với tin tức về việc ngừng hoạt động ở Na Uy đã khiến giá châu Âu tăng và giá châu Á biến động theo.
“Mặc dù các ưu đãi giao ngay có thể phản ánh điều đó, nhưng nhu cầu vẫn không có và chúng ta sẽ chứng kiến những người chơi khác quay lưng lại cho đến khi có nhu cầu phù hợp”, ông Copson nói thêm.
Còn ông Ryhana Rasidi, Nhà phân tích LNG tại công ty phân tích dữ liệu Kpler, cho biết, mặc dù tăng, nhưng giá châu Á đang giảm giá so với giá khí đốt châu Âu, khiến hàng hóa bốc dỡ nhanh chóng từ Mỹ quay trở lại châu Âu.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu biến động đáng kể trong tháng 6. Dữ liệu của Dịch vụ Theo dõi Hàng hóa Độc lập (ICIS) cho thấy giá khí đốt kỳ hạn tiêu chuẩn đạt 35 euro (tương đương 38 USD) mỗi MWh, tăng 52% so với hồi đầu tháng.
Nguyên nhân của biến động này, ngoài yếu tố dự báo thời tiết nóng hơn trong mùa hè năm nay, còn do hoạt động bảo trì lâu hơn dự kiến tại các nhà máy khí đốt quan trọng ở Na Uy.
Mặc dù giá khí đốt của châu Âu vẫn thấp hơn nhiều so với mức mùa hè năm ngoái, khi lục địa này rơi vào tình trạng bế tắc về năng lượng với Nga, nhưng sự tăng giá nhanh chóng trong tháng 6 cho thấy khu vực này vẫn dễ bị tổn thương trước bất kì sự gián đoạn nguồn cung nào sau sự sụt giảm nhập khẩu từ Nga.
Nhưng nhu cầu khí đốt công nghiệp vẫn còn yếu, mặc dù giá khí đốt tự nhiên thấp nhất trong hai năm. Nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu ước tính đã giảm 9,7% trong tháng 5 so với một năm trước đó do các ngành công nghiệp đang chậm lại và các nền kinh tế lớn bước vào suy thoái.
Dự báo đợt nắng nóng từ ngày 21-28/6 có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt để sản xuất điện. Ngoài ra, sản lượng trong nước đang giảm từ mức kỷ lục trong tháng 5 là 102,5 bcfd. Mặt khác, khí đốt chảy đến các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng do bảo dưỡng tại một số cơ sở.
Tại thị trường trong nước, do giá gas thế giới tháng 6 chốt ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên các doanh nghiệp điều chỉnh giảm theo.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/6, giá gas của Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương sẽ giảm 35.500 đồng/bình 12 kg và 148.000 đồng/bình 50 kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 403.000 đồng/bình 12 kg và 1.678. 000 đồng/bình 50 kg.
Tương tự, Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam, giá gas giảm 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng 384.912 đồng/bình 12kg và 1.443.000 đồng/bình 45kg.
Đại diện Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, mức giá giảm này đúng như dự báo.
Như vậy, sau khi giá giảm đến 58.000 đồng/kg hồi tháng 4, đây là tháng thứ 2 giá gas tiếp tục giảm. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas có bốn tháng giảm và 2 tháng tăng.
Giá gas hôm nay 21/6, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng nhẹ 0,08% lên mức 2,49 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2023.
Giá khí đốt tại châu Âu duy trì đà tăng sau khi tăng đột biến vào tuần trước, trong bối cảnh thị trường chung biến động liên quan đến lo ngại thời tiết nóng ở Bắc Âu và sự cố ngừng hoạt động ngoài kế hoạch ở Na Uy làm tăng nhu cầu đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và đặt EU vào thế cạnh tranh về nguồn cung.
Các nhà phân tích tại Engie's EnergyScan cho biết, cho đến khi các kho dự trữ khí đốt của EU đầy, giá khí đốt trong ngày và tháng 7 tới của châu Âu có tiềm năng tăng đáng kể. Điều này phản ánh sự cạnh tranh giữa các mục đích sử dụng, chủ yếu là từ các máy phát điện, so với nhu cầu bơm vào kho lưu trữ" - các nhà phân tích tại Engie's EnergyScan cho biết.
Mặc dù, giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu hiện vẫn thấp hơn nhiều so với hè năm ngoái khi khu vực này mắc kẹt trong cuộc chiến năng lượng với Nga sau xung đột tại Ukraine, nhưng những lo ngại về nguồn cung khí đốt tiếp theo vẫn còn. Thời tiết nóng hơn có thể thúc đẩy nhu cầu làm mát trong ngắn hạn của các hộ gia đình và doanh nghiệp, nhưng rủi ro dài hạn vẫn tồn tại đối với nguồn cung của khối trước mùa nóng tiếp theo.
Theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của EU gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11 năm nay.
Hiện dự trữ khí đốt của Nhật Bản và Hàn Quốc cở mức kỷ lục, cộng với việc kinh tế Trung Quốc yếu hơn dự báo, cũng làm giảm khả năng châu Âu phải tham gia cuộc chiến giành khí hóa lỏng (LNG) với châu Á hè này.
Tuy nhiên, niềm tin của nhà đầu tư vẫn bị lung lay. "Châu Âu vẫn phải đối mặt với thực tế là khí đốt Nga tại đây rất ít. Vì thế, bất kỳ sự gián đoạn không báo trước nào cũng có thể khiến giá tăng vọt" - ông Henning Gloystein, Giám đốc tài nguyên, khí hậu, năng lượng tại Eurasia Group cho hay.
Giám đốc Phân tích Khí đốt tại ICIS - Tom Marzec-Manser chia sẻ trên CNN, thị trường khí đốt châu Âu – và mở rộng ra là thị trường khí đốt toàn cầu - chắc chắn vẫn chưa thoát nguy cơ cung không đủ cầu.
Ở một diễn biến khác, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdul-Ghani mới đây đã mời các công ty năng lượng quốc tế tham gia đấu thầu các hợp đồng thăm dò và phát triển khí đốt tự nhiên tại 11 lô ở quốc gia này.
11 lô dầu mỏ Iraq mời thầu lần này gồm 8 lô thuộc tỉnh Anbar ở miền Tây, 1 lô ở tỉnh Nineveh miền Bắc, 1 lô tại khu vực giữa 2 tỉnh Anbar và Najaf, lô còn lại nằm giữa các tỉnh Anbar và Nineveh. Bộ Dầu mỏ Iraq đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho vòng đấu thầu.
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam - PV GAS LPG Miền Nam giảm 2.917 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Công ty TNHH khí hóa lỏng Việt Nam (VT Gas) giảm 2.916 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình12kg và 131.000 đồng/bình 12 kg so với tháng 5.
Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (gas SP) giảm 2.958 đồng/kg (đã bao gồm thuế GTGT), tương đương giảm 35.500 đồng/bình 12kg và 133.110 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Giá gas bán lẻ quay đầu giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 6 ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 4 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua.