Giá gas hôm nay ngày 25/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,31% ở mức 2,89 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 25/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã tăng 0,31% lên mức 2,89 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2023.

25

Trang Oilprice đưa tin, Bộ Kinh tế Nga dự báo giá khí đốt xuất khẩu của nước này sang các nước sẽ đạt 434 USD/1.000 m3 trong năm nay trước khi giảm đáng kể xuống còn 321 USD/1.000 m3 vào năm tới.

Các điều chỉnh giảm giá sâu hơn đã được đưa ra trong dự báo cho những năm tiếp theo, xuống còn 308 USD/1.000 m3 vào năm 2025 và dưới 300 USD/1.000 m3 vào năm 2026. Mức điều chỉnh này thấp hơn mức 405 USD/1.000 m3 cho năm 2024 trong dự báo được đưa ra hồi đầu tháng này.

Thậm chí, những con số dự báo khác còn ảm đạm hơn, ở mức 419 USD/1.000 m3 cho năm 2023; 290 vào năm 2024; 272 USD vào năm 2025 và 260 USD vào năm 2026.

Trong khi đó, mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi động đợt mua khí đốt lần thứ ba, nhằm đảm bảo nhu cầu của các nước thành viên trước mùa Đông, cũng như tránh phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga.

EC cho biết đang kêu gọi các công ty châu Âu đến ngày 27/9 cần gửi yêu cầu về tổng lượng khí đốt. Sau đó, cơ quan này sẽ tìm kiếm các công ty chào hàng trên thị trường quốc tế từ ngày 3-4/10. Nếu giao dịch được ký kết thì các đợt giao hàng dự kiến sẽ diễn ra từ tháng 12/2023 đến tháng 3/2025.

Theo Phó Chủ tịch EC Maros Sefcovic, tình hình thị trường khí đốt vẫn diễn biến căng thẳng. Do đó, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cần thận trọng theo dõi thị trường để có thể tiếp tục triển khai việc mua chung khí đốt, nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định với mức giá tốt hơn.

Trước đó, EU đã tiến hành hai lần đấu thầu quốc tế để mua chung khí đốt, lần lượt vào tháng 5 và tháng 7 năm nay. Trong hai lần này, các công ty châu Âu tham gia kế hoạch mua chung đã gửi yêu cầu về tổng lượng khí đốt vào khoảng 27,5 tỷ m3.

Tuy nhiên, các hồ sơ dự thầu quốc tế đáp ứng được các yêu cầu gọi thầu của EU mới đáp ứng được 22,9 tỷ m3 khí đốt. Con số này chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nhu cầu khí đốt khoảng 360 tỷ m3 của EU.

Mặc dù vậy, một quan chức cấp cao của EU cho biết, việc mua chung khí đốt đang tiến triển tốt và ngày càng có nhiều công ty tham gia.

Theo Reuters, các công ty châu Âu tham gia mua chung khí đốt trên tinh thần tự nguyện. Chính sách mua chung khí đốt dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 12 tới. Vì vậy, EC đã đề xuất đưa chính sách này thành một kế hoạch lâu dài như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm cải tổ các quy tắc thị trường khí đốt của EU.

Chính sách mua chung khí đốt của EU là một phần trong các biện pháp mà EU thông qua năm 2022 để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra khi đó. Với chính sách này giúp các nước thành viên có đủ dự trữ để chuẩn bị cho mùa Đông khi nhu cầu của châu Âu về khí đốt sưởi ấm lên đến đỉnh điểm.

Ở một diễn biến khác, phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về Dầu khí thượng nguồn Indonesia (ICIUOG), Chủ tịch công ty năng lượng ENI S.P.A chi nhánh châu Á Thái Bình Dương, ông Ciro Antonio Pagano cho hay, Indonesia có tiềm năng dầu khí lớn khi tính về mặt địa lý.

Chủ tịch công ty năng lượng có trụ sở chính tại Italy này chia sẻ, cơ hội của Indonesia đang rộng mở, nhất là trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga đang hạn chế. Trong khi đó, Indonesia được bao quanh bởi các khách hàng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đây thậm chí còn được coi là yếu tố chính nhằm thu hút các công ty dầu khí toàn cầu đầu tư vào Indonesia.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Giá gas hôm nay ngày 22/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,08%, ở mức 2,61 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 22/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,08% xuống mức 2,61 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

22

Theo Wood Mackenzie, châu Âu đang ở vị trí thuận lợi với lượng khí đốt dự trữ chuẩn bị bước vào mùa đông 2023 - 2024 nhiều hơn mức điển hình vào thời điểm này trong năm.

Lượng tồn kho cao này hiện đang kết hợp với nhu cầu khí đốt từ sản xuất điện thấp hơn do năng lượng hạt nhân tăng lên và những khó khăn kinh tế do lạm phát gây ra đã làm giảm tiêu dùng công nghiệp và hộ gia đình. Điều đó có thể có nghĩa là châu Âu sẽ thoát khỏi một cuộc khủng hoảng năng lượng khác.

Cũng theo Wood Mac, điều này sẽ có "tác động kích thích đến giá cả trong năm tới", trong đó khí đốt để sản xuất điện dự kiến ​​sẽ giảm 12% so với cùng kỳ năm tới. Ngoài ra, giá khí đốt tự nhiên vào mùa hè tới có thể chỉ bằng 20% ​​so với ước tính hiện tại.

Tuy nhiên, trong một kịch bản khác, một số ngân hàng dự báo giá khí đốt có thể tăng vọt lên 100 euro/MWh. Giám đốc nghiên cứu của Wood Mackenzie nói: "Lịch bảo trì được kéo dài của Na Uy có thể gây ra tác động nghiêm trọng nếu mức lưu trữ không quá cao.

Mặc dù các cuộc đình công ở Australia sẽ lan truyền khắp thị trường LNG toàn cầu, nhưng nhiều khả năng chúng sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, hạn chế tác động đến sự cân bằng của thị trường châu Á và châu Âu.

Ông Simone Tagliapietra tại Viện nghiên cứu Bruegel có trụ sở ở Bỉ nêu, ngay cả khi giá hiện tại thấp hơn nhiều so với năm ngoái, chúng vẫn không ổn định. Bất cứ điều gì xảy ra với phía cung hoặc phía cầu đều có thể tác động khiến giá biến động mạnh theo ngày hoặc theo tuần.

Đây là một phần của điều bình thường mới trong thị trường khí đốt châu Âu. “Điều quan trọng vẫn là phải sử dụng khí đốt một cách thận trọng trong mùa Đông sắp tới" - ông Tagliapietra nói.

Giới phân tích cũng cảnh báo, một mùa đông lạnh hơn bình thường vẫn có thể khiến giá khí đốt biến động mạnh và các nước trong khu vực sẽ phải chật vật tìm kiếm nguồn cung. Khi đó, mức dự trữ khí đốt cao của châu Âu trong mùa hè sẽ nhanh chóng bị rút cạn trong những tháng lạnh của mùa đông. Lượng khí đốt dự trữ sẽ không đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu của châu Âu.

Những rủi ro từ nhiệt độ xuống thấp hơn so với bình thường và sự gián đoạn nguồn cung khí đốt toàn cầu có thể khiến châu Âu một lần nữa phải đi tìm nguồn cung khí đốt thay thế như trong năm ngoái.

Ở một diễn biến khác, Dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga đã trở lại hoạt động toàn diện sau khi hoàn tất bảo trì theo kế hoạch.

Thông tin mới nhất về dự án LNG của Nga được Phó Giám đốc điều hành Gazprom Vitaly Markelov xác nhận với hãng tin Interfax. Theo ông Markelov, việc bảo trì bắt đầu vào tháng 7 và liên quan đến tất cả các cơ sở sản xuất tại Sakhalin-2.

Nhà máy LNG Sakhalin-2 đi vào hoạt động năm 2009 và hiện có công suất 11,5 triệu tấn LNG mỗi năm.

Các doanh nghiệp năng lượng lớn, trong đó có Shell của Anh, đã chọn rời dự án Sakhalin-2 sau khi phương Tây trừng phạt Nga về hoạt động quân sự ở Ukraina. Trong khi đó, Mitsui và Mitsubishi của Nhật Bản vẫn giữ lại 22,5% cổ phần trong dự án Sakhalin-2.

Những khách mua LNG dài hạn khác ở châu Á, trong đó có Hàn Quốc, đã tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ liên doanh này.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Giá gas hôm nay ngày 21/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,51%, ở mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 21/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,51% xuống mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Thị trường khí đốt châu Âu liên tục biến động mạnh trong những tháng gần đây, một phần do hoạt động bảo trì tại các nhà máy khí đốt và nhất là tình trạng đình công tại các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn ở Australia.

21

Trong khi đó, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga vừa thông báo đã vận chuyển lô hàng LNG đầu tiên tới Trung Quốc thông qua tuyến đường biển đi qua Bắc Cực.

Gazprom thông tin, tàu Velikiy Novgorod rời trạm LNG gần thành phố St Petersburg của Nga ngày 14/8 và đã hoàn thành việc bốc dỡ hàng tại cảng Đường Sơn ở tỉnh Hà Bắc, Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 15/9. Tuyến đường biển đi qua Bắc Cực là tuyến đường biển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, dài khoảng 13.000 km.

Trong khi đó, dòng khí đến các cơ sở xuất khẩu LNG của Mỹ tiếp tục giảm. Dữ liệu Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy các công ty điện lực của Mỹ đã bổ sung 33 tỷ feet khối (bcf) khí đốt vào kho dự trữ trong tuần, thấp hơn kỳ vọng tăng 43 bcf và vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình từ cuối quý 2.

Theo các nhà phân tích, nguyên nhân chính khiến giá gas giảm là do nhu cầu tiêu thụ khí đốt giảm trong bối cảnh thời tiết ấm lên ở châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, việc Nga giảm dần tầm ảnh hưởng trên thị trường khí đốt cũng góp phần khiến giá gas giảm.

Theo dữ liệu của EU, trong quý I năm 2023, Nga chỉ chiếm 17,4% lượng nhập khẩu khí đốt của toàn khối, giảm so với mức 45,4% trong quý I năm 2022. Nguyên nhân là do EU đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung khí đốt để giảm phụ thuộc vào Nga.

Giá gas giảm nhẹ có thể là một tin tốt cho người tiêu dùng, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giá gas vẫn có thể sẽ tiếp tục biến động trong thời gian tới, tùy thuộc vào tình hình cung cầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/9/2023, giá gas bật tăng mạnh theo đà tăng của thế giới. Cụ thể, với loại bình gas 12kg tăng 33.000 đồng/bình, tương đương tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Theo đó, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Với Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam, giá gas của hãng sẽ tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Theo các doanh nghiệp, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 9 tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó, lên mức 555 USD/tấn, khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.

Như vậy sau 3 tháng liên tiếp lập đỉnh, mỗi bình gas 12 kg tăng 72.000 đồng, qua tháng 6/2022, bất ngờ quay đầu giảm mạnh 31.000 đồng và tiếp tục giảm 18.500 đồng trong tháng 7. Tuy nhiên, sang tháng 8 và tháng 9, giá gas tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ mới chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc giá gas bao gồm sự gia tăng sản xuất gas, tình hình cung và cầu, cũng như thay đổi trong chính sách và biến động thị trường năng lượng.

Giá gas hôm nay ngày 20/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 3,81%, ở mức 2,73 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 20/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 3,81% xuống mức 2,73 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

20

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tiếp tục giảm do rủi ro về nguồn cung giảm dần, trong bối cảnh nhu cầu khí đốt yếu đi. Đồng thời, nhiệt độ vẫn ôn hòa trên toàn khu vực châu Âu, hạn chế mức tiêu thụ khí đốt trong khi vẫn còn vài tuần nữa mới đến mùa sưởi ấm.

Mỏ Troll khổng lồ của Na Uy - chìa khóa cho nguồn cung châu Âu đang tăng sản lượng. Trong khi đó, các kho khí đốt của khu vực này cũng đầy hơn 94%, cao hơn nhiều so với mức trung bình theo mùa.

Các thương nhân cũng đang chờ đợi đến ngày 22/9, khi cơ quan quản lý lao động của Australia chuẩn bị tổ chức một phiên điều trần về các cuộc đình công tại các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Chevron Corp ở nước này. Sự gián đoạn nguồn cung LNG có thể thắt chặt thị trường nhiên liệu toàn cầu.

Mặc dù các cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) được lấp đầy hơn bình thường ở mức gần 94%, nhưng châu lục này vẫn lo ngại về việc đảm bảo đủ nguồn cung cho mùa đông sắp tới, đặc biệt nếu thời tiết trở nên cực lạnh hoặc xảy ra khủng hoảng cung cầu.

Do đó, sau thành công của 2 cuộc đấu thầu cung cấp khí đốt tự nhiên đầu tiên theo sáng kiến mua chung của EU trong năm nay, Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét liệu có nên gia hạn hay thực hiện chương trình này vĩnh viễn sau khi nó hết hạn vào tháng 12, theo Natural Gas Intel (NGI).

Reuters cũng đưa tin, mới đây EC đã đề xuất thực hiện chương trình mua khí đốt chung vĩnh viễn theo quy định của thị trường khí đốt. Người phát ngôn của EC chưa xác nhận liệu kế hoạch thực hiện chương trình này vĩnh viễn có được đề xuất hay không. Thay vào đó, người phát ngôn nói với NGI rằng, EC sẽ trình bày một báo cáo về những phát hiện chính của mình về hiệu quả của nền tảng mua bán chung. Biện pháp này có thể được gia hạn tùy theo báo cáo.

Nền tảng tham gia chung (JPP) được thành lập vào năm 2022 và ra mắt trong năm nay nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu sau khi Nga giảm việc cung cấp đường ống tới châu Âu. Nền tảng này được thiết kế để kết nối người mua và người bán cho cả khí đốt đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Hơn 150 công ty đã đăng ký chương trình mua chung kể từ khi JPP được triển khai. Theo chương trình này, EU đã thu hút sự quan tâm từ người mua trong 2 cuộc đấu thầu đầu tiên được tổ chức vào tháng 5 và tháng 7 với tổng khối lượng là hơn 27 tỷ m3, gấp đôi mục tiêu 13 tỷ m3.

Theo Reuters, ông Guido Brusco - Giám đốc phụ trách mảng tài nguyên thiên nhiên của Tập đoàn dầu khí quốc doanh Eni của Italy cho biết, Algeria, Ai Cập và Libya sẽ là những nhà cung cấp khí đốt chính của Italy trong vài năm tới.

Tập đoàn năng lượng này sẽ đầu tư mạnh vào châu Phi, cả trong những dự án thăm dò và các dự án ít thải carbon mới, để đảm bảo việc xuất khẩu sang Italy, phục vụ thị trường châu Phi và sẵn sàng vận chuyển thêm khí đốt sang châu Âu.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Giá gas hôm nay ngày 19/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,33%, ở mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 19/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,33% xuống mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung do công nhân tại các dự án LNG của Chevron tại Australia leo thang hoạt động công nghiệp và do lượng khí nạp tại cơ sở Freeport của Mỹ giảm xuống dưới công suất bình thường.

20

Chevron vẫn tiếp tục xuất khẩu LNG vào ngày 15/9 bất chấp các cuộc đình công gia tăng và lỗi tại nhà máy Wheatstone khiến sản lượng bị cắt giảm 25%.

Ông Alex Froley, Nhà phân tích LNG tại công ty tình báo dữ liệu ICIS cho biết, các cuộc đình công của Australia và những vấn đề mới tại Freeport đang khiến các nhà giao dịch phải lo lắng vào lúc này.

Ngoài ra, ông Froley còn đánh giá rằng, giá có thể tăng hơn nữa nếu những vấn đề này leo thang thành những đợt ngừng hoạt động lớn, nhưng các công ty hiện không tìm cách đảm bảo nhiều hàng hóa thay thế.

Ông Samuel Good, Người đứng đầu bộ phận định giá LNG tại cơ quan định giá hàng hóa Argus, cho hay, sự chậm lại trong nguồn cung cấp khí đốt trong tuần này tại Freeport LNG cho thấy khoảng 4 chuyến hàng cho đến nay đã bị hủy bỏ.

Tại châu Âu, theo ông Dominic Gallagher, Người đứng đầu bộ phận môi giới LNG tại Tullet Prebon, cùng với sự gián đoạn tại Freeport, việc kéo dài thời gian bảo trì của Na Uy và đơn vị Sinopec của Trung Quốc, Unipec, phát hành gói thầu cao điểm vào mùa Đông đã dẫn đến một tuần giá nhìn chung mạnh ở mức cao. Trung tâm TTF của Hà Lan thông tin có thể sẽ xảy ra “sự xáo trộn hơn nữa”.

Trong khi đó, Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí tự nhiên lớn nhất châu Âu, sau khi Nga cắt giảm nguồn cung và quốc gia vùng Scandinavia này tăng cường xuất khẩu năng lượng. Theo số liệu Cơ quan thống kê Na Uy, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Na Uy đạt 1.500 tỷ kroner (140 tỷ USD) trong năm 2022.

Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Na Uy mới đây cho biết, Na Uy phải tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu chừng nào cần thiết, đồng thời nỗ lực chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/9/2023, giá gas bật tăng mạnh theo đà tăng của thế giới. Cụ thể, với loại bình gas 12kg tăng 33.000 đồng/bình, tương đương tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Theo đó, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Với Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam, giá gas của hãng sẽ tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP HCM (gas SP) đã thông báo tăng giá bán lẻ 33.000 đồng/bình 12 kg từ 1/9, giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng ở mức 406.500 đồng/bình 12 kg.

Theo các doanh nghiệp, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 9 tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó, lên mức 555 USD/tấn, khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.

Như vậy sau 3 tháng liên tiếp lập đỉnh, mỗi bình gas 12 kg tăng 72.000 đồng, qua tháng 6/2022, bất ngờ quay đầu giảm mạnh 31.000 đồng và tiếp tục giảm 18.500 đồng trong tháng 7. Tuy nhiên, sang tháng 8 và tháng 9, giá gas tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ mới chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc giá gas bao gồm sự gia tăng sản xuất gas, tình hình cung và cầu, cũng như thay đổi trong chính sách và biến động thị trường năng lượng.

Giá gas hôm nay ngày 18/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,42%, ở mức 2,63 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 18/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,42% xuống mức 2,63 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

18

Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí tự nhiên lớn nhất châu Âu, sau khi Nga cắt giảm nguồn cung và quốc gia vùng Scandinavia này tăng cường xuất khẩu năng lượng. Theo số liệu Cơ quan thống kê Na Uy, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Na Uy đạt 1.500 tỷ kroner (140 tỷ USD) trong năm 2022.

Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Na Uy mới đây cho biết, Na Uy phải tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu chừng nào cần thiết, đồng thời nỗ lực chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko tuyên bố nước này có tiềm năng trở thành một trung tâm khí đốt khu vực ở châu Âu. Theo đó, Ukraine có thể tăng lượng khí đốt dự trữ từ 2 tỷ lên 15 tỷ mét khối.

"Việc đưa Ukraine thành trung tâm khí đốt của châu Âu là một thực tế. Chúng tôi có triển vọng lớn. Tính đến hiện tại, các công ty châu Âu đã lưu trữ khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt trong các cơ sở lưu trữ của chúng tôi và chúng tôi dự đoán rằng vào đầu mùa Đông năm nay, khối lượng sẽ tăng lên mức 3 tỷ mét khối” - ông Galushchenko cho hay.

Theo quan chức này, Ukraine sẵn sàng cung cấp cho các công ty nước ngoài các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất với công suất lên tới 15 tỷ mét khối.

Trong khi đó, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga vừa thông báo đã vận chuyển lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên tới Trung Quốc thông qua tuyến đường biển đi qua Bắc Cực.

Gazprom thông tin, tàu Velikiy Novgorod rời trạm LNG gần thành phố St Petersburg của Nga ngày 14/8 và đã hoàn thành việc bốc dỡ hàng tại cảng Đường Sơn ở tỉnh Hà Bắc, Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 15/9. Tuyến đường biển đi qua Bắc Cực là tuyến đường biển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, dài khoảng 13.000 km.

Tuyến đường này giúp giảm đáng kể thời gian giao LNG tới các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, thời gian vận chuyển được rút ngắn hơn một tuần so với tuyến đường đi qua kênh đào Suez ở Ai Cập.

Gazprom đang nỗ lực duy trì hoạt động vận chuyển LNG sau khi khối lượng giao hàng ở châu Âu sụt giảm do tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận ròng của tập đoàn này đã giảm 8 lần so với cùng kỳ năm 2022 xuống còn 3 tỷ USD.

Theo dữ liệu của EU, trong quý I năm 2023, Nga chỉ chiếm 17,4% lượng nhập khẩu khí đốt của toàn khối.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro cũng tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Giá gas hôm nay ngày 15/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,3%, ở mức 2,69 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 15/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,3% xuống mức 2,69 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

14

Thị trường khí đốt châu Âu liên tục biến động mạnh trong những tháng gần đây, do nắng nóng cực độ, hoạt động bảo trì tại các nhà máy khí đốt và nhất là tình trạng đình công tại các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn ở Australia.

Công nhân tại các dự án khí đốt tự nhiên Gorgon và Wheatstone của Tập đoàn năng lượng khổng lồ Chevron đã đình công vào tuần trước, sau một cuộc tranh chấp kéo dài về lương và bảo đảm việc làm. Điều này, đã gây những lo ngại lên nguồn cung toàn cầu. Bởi Australia là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thị trường LNG toàn cầu.

Các nhà phân tích cho rằng, thị trường khí đốt đang trở nên rủi ro hơn, giá khí đốt và LNG ngày càng biến động và bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh, các quốc gia đang chạy đua để chuẩn bị đủ nhiên liệu cho mùa Đông.

Thông báo từ Ủy ban châu Âu (EC) cho hay, các kho khí đốt của EU đã đạt được mức 1.024 TWh, tương đương hơn 93 tỷ mét khối, với mức 90,12% công suất lưu trữ. Con số này cũng là mức dự trữ khí đốt cao nhất của châu Âu ở thời điểm này hàng năm kể từ năm 2016 - khi dữ liệu bắt đầu được ghi lại, theo GIE.

Trong đó, nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất của khối là Đức, và các cơ sở lưu trữ tại nước này đã đầy 91,6%. Latvia ghi nhận tỷ lệ lưu trữ được lấp đầy thấp nhất là 77%.

Châu Âu cho rằng mức dự trữ như vậy là cần thiết để các nước thành viên vượt qua mùa đông một cách an toàn. Đồng thời, với kết quả đạt được, thị trường năng lượng của EU đã được cải thiện rất nhiều so với cùng thời điểm năm ngoái. Lượng khí đốt tích lũy nhanh chóng đã khiến giá giảm, giúp châu Âu tránh được cuộc suy thoái sâu mà nhiều người lo ngại vào năm ngoái.

“Châu Âu sẽ không dám bước vào mùa đông này với mức dự trữ khí đốt thấp, vì nguồn cung khí đốt Nga qua đường ống đã giảm nhiều so với trước chiến tranh và châu Âu sẽ phải giành giật những lô LNG trong mùa đông, cho dù mức dự trữ khí đốt hiện nay của họ có là bao nhiêu đi chăng nữa" - chuyên gia Sindre Knutsson của Công ty Rystad Energy nhận định với tờ Financial Times.

Nhìn chung, thị trường vẫn bị ám ảnh bởi nguy cơ xảy ra sự gián đoạn nguồn cung, dù giá khí đốt bây giờ đã thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục thiết lập vào mùa hè năm ngoái - thời điểm mà sự gián đoạn nguồn cung từ Nga đã đẩy giá khí đốt ở châu Âu vượt mốc 340 euro/megawatt giờ.

Goldman Sachs - một trong những ngân hàng có ảnh hưởng nhất trên thị trường hàng hóa cơ bản, cảnh báo rằng giá khí đốt ở châu Âu có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba trong mùa đông năm nay.

Một mùa đông lạnh hơn bình thường vẫn có thể khiến giá khí đốt biến động mạnh và các nước trong khu vực sẽ phải chật vật tìm kiếm nguồn cung. Khi đó, mức dự trữ khí đốt cao của châu Âu trong mùa hè sẽ nhanh chóng bị rút cạn trong những tháng lạnh của mùa đông.

Lượng khí đốt dự trữ sẽ không đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu của châu Âu. Những rủi ro từ nhiệt độ xuống thấp hơn so với bình thường và sự gián đoạn nguồn cung khí đốt toàn cầu có thể khiến châu Âu một lần nữa phải đi tìm nguồn cung khí đốt thay thế như trong năm ngoái.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Giá gas hôm nay ngày 14/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,44%, ở mức 2,70 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 14/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,44% xuống mức 2,70 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Khí đốt tự nhiên của châu Âu giảm vào phiên giao dịch hôm thứ Ba (12/9) khi tòa án quan hệ công nghiệp của Australia ấn định ngày ra tòa vào tuần tới để ra phán quyết về hành động đình công sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

9

Tranh chấp giữa Chevron và công nhân tại hai cơ sở LNG ở Australia sẽ được tòa án quan hệ lao động của Australia xét xử vào ngày 22/9, có khả năng đưa ra giải pháp cho hành động đình công đã lên kế hoạch.

Công nhân tại các cơ sở Gorgon và Wheatstone LNG đã bắt đầu ngừng làm việc vào thứ Sáu (8/9) và các công đoàn sẽ chuyển sang hai tuần đình công kéo dài 24 giờ kể từ hôm nay (14/9).

Các nhà phân tích tại Engie EnergyScan cho biết, tồn kho khí đốt châu Âu vẫn ở mức cao và nhu cầu dưới mức bình thường, làm giảm nguy cơ tăng giá do dòng LNG của Australia giảm.

Tuy nhiên, các nhà phân tích năng lượng cảnh báo, thị trường khí đốt sẽ có nhiều biến động hơn và giá cả cao hơn khi châu Âu chạy đua chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới.

Liên minh châu Âu đã đạt được mục tiêu lấp đầy 90% công suất của các cơ sở lưu trữ khí đốt, trước thời hạn ngày 1/11. Điều này đưa khối 27 thành viên vào một vị thế tương đối mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu sử dụng khí đốt trong mùa Đông tới.

Dù vậy, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vẫn cảnh báo rằng, ngay cả các cơ sở lưu trữ đã "đầy hàng" cũng không đảm bảo được các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Trong báo cáo thị trường khí đốt công bố ngày 17/7, IEA cho rằng: “Một mùa Đông lạnh giá, cùng với việc Nga ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống cho châu Âu bắt đầu từ ngày 1/10 có thể dễ dàng làm gia tăng biến động giá cả và căng thẳng thị trường”.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/9/2023, giá gas bật tăng mạnh theo đà tăng của thế giới. Cụ thể, với loại bình gas 12kg tăng 33.000 đồng/bình, tương đương tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Theo đó, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Với Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam, giá gas của hãng sẽ tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Theo các doanh nghiệp, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 9 tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó, lên mức 555 USD/tấn, khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.

Như vậy sau 3 tháng liên tiếp lập đỉnh, mỗi bình gas 12 kg tăng 72.000 đồng, qua tháng 6/2022, bất ngờ quay đầu giảm mạnh 31.000 đồng và tiếp tục giảm 18.500 đồng trong tháng 7. Tuy nhiên, sang tháng 8 và tháng 9, giá gas tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ mới chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc giá gas bao gồm sự gia tăng sản xuất gas, tình hình cung và cầu, cũng như thay đổi trong chính sách và biến động thị trường năng lượng.

 

Giá gas hôm nay ngày 13/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,36%, ở mức 2,73 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 13/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,76% xuống mức 2,73 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

10

Hãng tin Reuters dẫn dữ liệu của Chính phủ Tây Ban Nha cho biết, nước này ngày càng phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga, mặc dù tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha đang giảm.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu khí đốt từ Nga tăng 70%, chiếm 21% tổng lượng nhập khẩu. Theo đó, Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Tây Ban Nha sau Algeria.

Tây Ban Nha không phải là khách hàng duy nhất mua khí đốt của Nga ở Liên minh châu Âu (EU) bất chấp mục tiêu chính thức của khối này là thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch từ Moskva trong vòng vài năm tới.

Một phân tích của các nhà vận động cho thấy từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, các nước EU đã nhập khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) từ Nga nhiều hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2021, trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Trong khi đó, theo hãng tin TASS, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Năng lượng Gazprom (Nga) Vitaly Markelov cho biết, Gazprom dự kiến đưa vào hoạt động thêm 2 dây chuyền tại nhà máy xử lý khí đốt Amur ở vùng Viễn Đông vào đầu năm 2024.

"Kế hoạch của chúng tôi là khởi động thêm 2 dây chuyền vào đầu năm sau và đến năm 2025, chúng tôi sẽ vận hành tất cả 6 dây chuyền và đạt công suất thiết kế" - ông Markelov nhấn mạnh.

Xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga tăng đều đặn kể từ đầu năm, với nhu cầu ngày càng tăng ở cả châu Âu và châu Á. "Xuất khẩu LNG có thể sớm bắt kịp khí đốt xuất qua đường ống do xuất khẩu LNG “hiệu quả và linh hoạt hơn" - Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov nói.

Sản lượng LNG của Nga hiện không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng. Do vậy, Nga cần có những dây chuyền hóa lỏng khí mới khi tất cả năng lực hiện đó đã đưa vào sử dụng.

"Có nhiều khách mua LNG của Nga trên khắp thế giới. Khách mua LNG của Nga không chỉ là các đối tác của Nga ở Đông Nam Á mà còn có cả người tiêu dùng ở châu Âu" - Bộ trưởng Năng lượng Nga cho hay.

Theo báo cáo gần đây của Global Witness dựa trên dữ liệu của Kpler, Trung Quốc là khách mua LNG lớn nhất của Nga trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, tiếp theo là Tây Ban Nha và Bỉ. Trong giai đoạn báo cáo, lượng mua LNG Nga của EU đã tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 1,7% so với năm 2022.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Giá gas hôm nay ngày 12/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,04%, ở mức 2,61 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 12/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,04% xuống mức 2,61 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Nga đã thắt chặt quan hệ về năng lượng với Trung Quốc, quá trình này càng tăng tốc sau khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra. Trung Quốc trở thành khách hàng quan trọng đối với Gazprom khi tập đoàn này hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu, các quốc gia từng là thị trường lớn nhất của "ông lớn" khí đốt này.

13

Theo Bloomberg, Nga dự kiến ​​sẽ bán khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Trung Quốc với giá bằng khoảng một nửa so với châu Âu trong 3 năm tới.

Giá khí đốt ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt trung bình 271,6 USD/1.000 m3 vào năm 2024, chỉ bằng hơn 1/2 so với mức trung bình 481,7 USD của khách hàng ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, theo triển vọng kinh tế đến năm 2026 đệ trình lên Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin được Bloomberg trích dẫn. Dự báo cho thấy khoảng cách giá vẫn giữ nguyên cho đến năm 2026 và sẽ giảm dần ở cả hai khu vực.

Các ước tính trên đã hé lộ thêm thông tin về dự án trị giá 400 tỷ USD giữa "đại gia" khí đốt Nga Gazprom và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc. Đây là dự án lớn nhất đến nay của Gazprom.

Năm ngoái, Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 277,1 USD/1.000 m3, trong khi giá khí đốt cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trung bình là 983,8 USD/1.000 m3.

Đối với thị trường châu Âu, tỷ lệ hợp đồng liên quan đến giá giao ngay và giá kỳ hạn đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, với mức giá đạt kỷ lục vào năm 2022 trong bối cảnh châu Âu đang rơi vào khủng hoảng năng lượng.

Bước sang năm 2023, giá năng lượng đã giảm đều đặn, trong khi mức dự trữ khí đốt của châu lục này đạt 90% công suất trước mục tiêu (tháng 11) tới 3 tháng và thậm chí có thể đạt 100% vào tháng 9 này.

Tỷ trọng nhập khẩu khí đốt qua đường ống của EU từ Nga đã giảm từ 39% xuống chỉ còn 17% trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023. Để đối phó với sự thay đổi này, EU trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) so với trước đây.

Sự gia tăng LNG này đã khiến các nước châu Âu dễ bị tổn thương trước những biến động trên thị trường - đặc biệt khi 70% lượng nhập khẩu được mua trong thời gian ngắn thay vì sử dụng các hợp đồng dài hạn phổ biến ở châu Á.

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á giảm nhẹ do nhu cầu ảm đạm, ngay cả khi mối lo ngại về nguồn cung ngày càng sâu sắc sau khi công nhân tại các dự án LNG của Chevron tại Australia đình công vào ngày 8/9.

Theo các thương nhân châu Âu, khả năng xảy ra sự gián đoạn nguồn cung đáng kể như vậy là nguyên nhân chính thúc đẩy giá LNG Đại Tây Dương.

Còn ông Hans Van Cleef, Nhà kinh tế năng lượng trưởng tại PZ – Energy cho biết, biến động giá có thể “phát sinh bất cứ lúc nào dựa trên kỳ vọng nguồn cung trong tương lai”.

Sau tháng 10, giá thường sẽ tăng trở lại để thu hút thêm dòng LNG vào châu Âu, nhằm ngăn chặn lượng tồn kho giảm quá nhanh. Chúng ta càng ít sử dụng lượng khí đốt tồn kho thì vị thế khởi đầu cho thị trường khí đốt trong những năm tới sẽ càng tốt”, ông Cleef cho hay.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/9/2023, giá gas bật tăng mạnh theo đà tăng của thế giới. Cụ thể, với loại bình gas 12kg tăng 33.000 đồng/bình, tương đương tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Với Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam, giá gas của hãng sẽ tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Theo các doanh nghiệp, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 9 tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó, lên mức 555 USD/tấn, khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.

Như vậy, sau 3 tháng liên tiếp lập đỉnh, mỗi bình gas 12 kg tăng 72.000 đồng, qua tháng 6/2022, bất ngờ quay đầu giảm mạnh 31.000 đồng và tiếp tục giảm 18.500 đồng trong tháng 7. Tuy nhiên, sang tháng 8 và tháng 9, giá gas tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ mới chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc giá gas bao gồm sự gia tăng sản xuất gas, tình hình cung và cầu, cũng như thay đổi trong chính sách và biến động thị trường năng lượng.

Giá gas hôm nay ngày 11/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 1,41%, ở mức 2,58 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 1,41% xuống mức 2,58 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

11

Nhiều năm qua, Nga đã thắt chặt quan hệ về năng lượng với Trung Quốc. Quá trình này càng tăng tốc sau khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra đầu năm ngoái. Trung Quốc trở thành khách hàng quan trọng đối với Gazprom khi tập đoàn này hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu, các quốc gia từng là thị trường lớn nhất của "ông lớn" khí đốt này.

Theo Bloomberg, Nga dự kiến ​​sẽ bán khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Trung Quốc với giá bằng khoảng một nửa so với châu Âu trong 3 năm tới.

Giá khí đốt ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt trung bình 271,6 USD/1.000 m3 vào năm 2024, chỉ bằng hơn 1/2 so với mức trung bình 481,7 USD của khách hàng ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, theo triển vọng kinh tế đến năm 2026 đệ trình lên Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin được Bloomberg trích dẫn.

Dự báo cho thấy khoảng cách giá vẫn giữ nguyên cho đến năm 2026 và sẽ giảm dần ở cả hai khu vực.

Các ước tính trên đã hé lộ thêm thông tin về dự án trị giá 400 tỷ USD giữa "đại gia" khí đốt Nga Gazprom và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc. Đây là dự án lớn nhất đến nay của Gazprom.

Năm ngoái, Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 277,1 USD/1.000 m3, trong khi giá khí đốt cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trung bình là 983,8 USD/1.000 m3.

Đối với thị trường châu Âu, tỷ lệ hợp đồng liên quan đến giá giao ngay và giá kỳ hạn đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, với mức giá đạt kỷ lục vào năm 2022 trong bối cảnh châu Âu đang rơi vào khủng hoảng năng lượng.

Bước sang năm 2023, giá năng lượng đã giảm đều đặn, trong khi mức dự trữ khí đốt của châu lục này đạt 90% công suất trước mục tiêu (tháng 11) tới 3 tháng và thậm chí có thể đạt 100% vào tháng 9 này.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Đức Robert Habeck, thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng đã qua. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, vẫn còn hơi sớm để tự tin như vậy.

Tỷ trọng nhập khẩu khí đốt qua đường ống của EU từ Nga đã giảm từ 39% xuống chỉ còn 17% trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023. Để đối phó với sự thay đổi này, EU trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) so với trước đây.

Sự gia tăng LNG này đã khiến các nước châu Âu dễ bị tổn thương trước những biến động trên thị trường - đặc biệt khi 70% lượng nhập khẩu được mua trong thời gian ngắn thay vì sử dụng các hợp đồng dài hạn phổ biến ở châu Á.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro cũng tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Giá gas hôm nay ngày 8/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,16%, ở mức 2,57 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 8/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,16% xuống mức 2,57 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

8

Tại thị trường thế giới, xu hướng biến động giá mạnh mẽ trên thị trường khí đốt châu Âu trong những tuần gần đây xảy ra do lo ngại nguồn cung gián đoạn trong bối cảnh EU nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Sự biến động đó chủ yếu đến từ lo ngại, các công nhân tại các dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Gorgon và Wheatstone của Chevron ở Australia đang lên kế hoạch tổng đình công trong 2 tuần kể từ ngày 14/9.

Mối đe dọa đình công tại các cơ sở khí đốt tự nhiên của Australia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường khí đốt toàn cầu. Bởi Australia là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, theo đó, việc ngừng sản xuất kéo dài có thể siết chặt nguồn cung toàn cầu và đẩy giá khí đốt tại châu Âu lên cao hơn.

Cộng tác viên nghiên cứu cấp cao về thị trường năng lượng toàn cầu tại Công ty Aurora Energy Research - Jacob Mandel cho biết, thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu hiện “rất thắt chặt”. Chính vì vậy, bất kỳ cuộc đình công nào tại các cơ sở sản xuất LNG của Australia đều có thể khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng cao hơn.

Chuyên gia Mandel lưu ý, về cơ bản, giá khí đốt đã biến động khá lớn sau những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất tại hai nhà máy Gorgon và Wheatstone do thị trường đang thiếu sự linh hoạt về nguồn cung.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn tờ Handelsblatt của Đức, ông Maros Sefcovic - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho hay, châu Âu đã giảm nhập khẩu khí đốt của Nga từ 150 tỷ m3 xuống dưới 80 tỷ m3 vào năm 2022.

Trong năm nay, Liên minh châu Âu có thể nhập khẩu 40 tỷ m3 khí đốt của Nga nên việc từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga là nhiệm vụ rất khó khăn. Dự báo của Ủy ban châu Âu đưa ra cũng song song với việc cơ quan này đề xuất thực hiện kế hoạch mua chung khí đốt lâu dài khi chính sách mua chung khí đốt hiện nay sẽ hết hạn vào tháng 12 năm nay.

"Vì vậy, tôi có thể nói rằng, từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga vẫn là nhiệm vụ gần như bất khả thi" - ông Maros Sefcovic khẳng định, đồng thời chia sẻ, nếu Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết lập các mối quan hệ đối tác mới, biện pháp này có thể làm giảm thêm lượng nhập khẩu LNG từ Nga trong những tháng tới.

Thủ tướng Áo Karl Nehammer mới đây cũng thừa nhận, nước này chắc chắn sẽ tiếp tục nhận phần lớn khí đốt từ Nga trong những năm tới. Bản chất khí đốt của Nga không rẻ hơn bất kỳ loại khí đốt nào khác. Tuy nhiên, cách bố trí hệ thống đường ống ở châu Âu đồng nghĩa với việc nhiên liệu của Nga thống trị thị trường năng lượng ở Đông và Trung Âu trong nhiều thập kỷ.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro cũng tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Giá gas hôm nay ngày 7/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,24%, ở mức 2,51 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 7/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,24% xuống mức 2,51 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Giá khí đốt toàn cầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục biến động, mặc dù châu Âu đang ở vị thế tốt hơn khi bước vào mùa Đông năm nay.

Theo Natural Gas World, giá khí đốt toàn cầu đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm ngoái sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu, khiến khối này phải nhập khẩu lượng LNG kỷ lục và khiến giá giao ngay tại châu Á đạt mức cao lịch sử.

Ông Michael Lewis, Giám đốc điều hành của công ty tiện ích Uniper của Đức, cho biết, mặc dù thị trường khí đốt tự nhiên của châu Âu có vị thế tốt hơn nhiều trong năm nay nhờ nhu cầu công nghiệp giảm và mức dự trữ cao hơn, song giá khí đốt ở châu Âu vẫn có thể biến động.

7

Thị trường LNG toàn cầu giao ngay dự kiến ​​sẽ không ổn định cho đến năm 2025 và ngay cả một mùa Đông bình thường ở châu Âu cũng có thể gặp khó khăn về nguồn cung khí đốt.

Giám đốc điều hành Lewis cho biết, hai đến ba năm tới sẽ đầy thách thức khi nhu cầu của châu Âu bắt đầu tăng, được thúc đẩy bởi nhiều nhà máy điện chạy bằng khí đốt đang đi vào hoạt động, mặc dù công suất LNG dự kiến ​​tăng từ Mỹ và Qatar trong khoảng thời gian từ 2026 đến 2028 sẽ thúc đẩy nguồn cung khoảng 20%.

Nhìn về lâu dài, nhu cầu LNG của châu Âu đạt đỉnh vào giữa những năm 2030 và sau đó nó sẽ bắt đầu giảm theo các mục tiêu khử cacbon tổng thể của châu Âu. Nhưng có rất nhiều điều không chắc chắn về việc điều đó sẽ xảy ra nhanh như thế nào.

Dữ liệu mới nhất từ ​​Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu cho thấy, dự trữ khí đốt của châu Âu hiện đã đầy khoảng 93,1%. Mức dự trữ cao đã kìm hãm giá ngắn hạn, nhưng sự khác biệt giữa hợp đồng giao ngay và kỳ hạn cho thấy sự căng thẳng tiềm ẩn và sự không chắc chắn trên thị trường.

Đông Bắc Á có khả năng trả giá cao hơn châu Âu đối với hàng hóa LNG, trong khi sự gián đoạn trong xuất khẩu LNG của Australia và hoạt động bảo trì của Na Uy càng làm phức tạp thêm chuỗi cung ứng.

Các nhà phân tích cho biết: “Khi mùa Đông đến gần, những biến số này cho thấy thị trường không ổn định, có khả năng dẫn đến giá khí đốt ở châu Âu cao hơn trong tương lai gần”.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/9/2023, giá gas bật tăng mạnh theo đà tăng của thế giới. Cụ thể, với loại bình gas 12kg tăng 33.000 đồng/bình, tương đương tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Theo đó, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Với Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam, giá gas của hãng sẽ tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Như vậy sau 3 tháng liên tiếp lập đỉnh, mỗi bình gas 12 kg tăng 72.000 đồng, qua tháng 6/2022, bất ngờ quay đầu giảm mạnh 31.000 đồng và tiếp tục giảm 18.500 đồng trong tháng 7. Tuy nhiên, sang tháng 8 và tháng 9, giá gas tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ mới chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc giá gas bao gồm sự gia tăng sản xuất gas, tình hình cung và cầu, cũng như thay đổi trong chính sách và biến động thị trường năng lượng.

Giá gas hôm nay ngày 6/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,12%, ở mức 2,57 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 6/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm nhẹ 0,12% xuống mức 2,57 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

6

Na Uy đang cung cấp 1/3 lượng khí đốt sử dụng ở châu Âu. Doanh thu từ công nghiệp năng lượng của nước này trong năm 2022 đã tăng hơn 100 tỉ USD. Trong năm 2022, sản lượng khí đốt của quốc gia này đã tăng 8%.

Chính nguồn cung khí đốt từ Na Uy đã giúp các gia đình châu Âu có thể sưởi ấm và sử dụng điện sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ. Đồng thời, quốc gia này trở thành nguồn cung lớn nhất của châu Âu thay cho Nga.

Tuy nhiên, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu có nguy cơ tiếp tục tăng do xuất khẩu của Na Uy sụt giảm và chạm đáy trong vòng 1 năm, thêm vào đó thị trường khí đốt toàn cầu đang đứng trước nguy cơ bị gián đoạn có thể xảy ra tại các cơ sở xuất khẩu quan trọng ở Australia, gây áp lực lên giá khí đốt toàn cầu.

Các công nhân tại các dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Gorgon và Wheatstone của Chevron ở Australia đang lên kế hoạch tổng đình công trong 2 tuần kể từ ngày 14/9. Điều này cho thấy sự leo thang đáng kể trong tranh chấp về tiền lương và điều kiện làm việc, một liên minh công đoàn cho biết hôm 5/9.

Australia là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới và những tranh chấp đang diễn ra đã gây ra biến động trên thị trường khí đốt tự nhiên, do các nhà giao dịch lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung lâu dài.

Đình công kéo dài có thể làm gián đoạn xuất khẩu LNG và gia tăng sự cạnh tranh đối với nhiên liệu siêu lạnh này, buộc người mua châu Á phải trả giá cao hơn người mua châu Âu để thu hút các lô hàng LNG.

Trang Upstream Online đưa tin, các quốc gia châu Âu đã gửi khoảng 1,1 tỷ m3 khí đốt đến Ukraine vào tháng 8/2023 để lưu trữ dưới lòng đất gần biên giới phía tây, khi họ đã gần như lấp đầy các cơ sở lưu trữ trong nước và Nga có khả năng sẽ ngưng xuất khẩu qua đường ống qua Ukraine trong mùa đông này.

Trong nửa đầu năm nay, Ukraine đã nhập khoảng 800 triệu m3 từ các hệ thống kết nối tại biên giới với Slovakia, Hungary, Moldova và Ba Lan, theo cơ quan truyền tải khí đốt của nước này, Operator GTS Ukrainy.

Trong số 1,1 tỷ m3 được nhập khẩu, khoảng 66% được lưu trữ cho các đơn đặt hàng trong tương lai, và họ được phép lưu trữ khí trong vòng 3 năm mà không phải trả thuế quan. Phần còn lại sẽ được xuất khẩu.

Ukraine cũng ước tính có khoảng 31 tỷ m3 công suất lưu trữ khí đốt dưới lòng đất trong các hầm chứa chuyên dụng ở độ sâu từ 400 - 2.000 m. Trong số đó, có khoảng 25 tỷ m3 lưu trữ ở gần biên giới phía tây của Ukraine với các quốc gia châu Âu.

Trong khi đó, mới đây, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Áo - OMV, đã ký hợp đồng với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đến năm 2040 và không dễ rút khỏi hợp đồng này.

Chính phủ Áo đang nỗ lực để tìm nguồn nhiên liệu, cho phép nước này trở nên “độc lập hơn” với tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom.

Ông Karl Nehammer cũng tiết lộ, Áo đang mở rộng các đường ống nối nước này với nước láng giềng Đức và Italy với hy vọng tìm được nguồn khí đốt thay thế. Ông cũng đề cập đến Croatia như một đối tác khả thi cho vấn đề này.

Hồi tháng 7, Giám đốc điều hành OMV Alfred Stern tuyên bố, công ty này sẽ tiếp tục mua khí đốt của Nga miễn là hợp pháp, theo quy định của EU. Ông Alfred Stern cũng cảnh báo, việc đặt ra các hạn chế đối với khí đốt nhập khẩu từ Nga sẽ đẩy giá lên cao.

Theo ông Alfred Stern, từ bỏ khí đốt của Nga là điều không thể đối với Áo, vì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế và an ninh năng lượng của nước này.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro cũng tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Giá gas hôm nay ngày 5/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,53%, ở mức 2,65 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 5/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 0,53% xuống mức 2,65 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Nguồn cung từ nhà cung cấp lớn của châu Âu bị đe dọa khiến châu lục này có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng khí đốt trở lại.

Thị trường khí đốt châu Âu đang đứng trước áp lực lớn hơn bao giờ hết sau khi gặp cú sốc năng lượng do nguồn cung Nga vào cuối năm 2022. Gần đây, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tiếp tục tăng do xuất khẩu của Na Uy sụt giảm và chạm đáy trong vòng 1 năm, thêm vào đó thị trường khí đốt toàn cầu đang đứng trước nguy cơ bị gián đoạn có thể xảy ra tại các cơ sở xuất khẩu quan trọng ở Úc, gây áp lực lên giá khí đốt toàn cầu.

3

Na Uy đang cung cấp 1/3 lượng khí đốt sử dụng ở châu Âu. Chính nguồn cung này đã giúp châu Âu có đủ điện để sử dụng sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ. Đồng thời trở thành nguồn cung lớn nhất của châu Âu thay cho Nga.

Thị trường khí đốt thế giới gặp khó khăn do vấn đề tranh chấp lao động ở Úc - một trong những nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng hàng đầu thế giới - có nguy cơ lên đến đỉnh điểm là đình công và hạn chế nguồn cung toàn cầu trong giai đoạn quan trọng khi châu Âu chuẩn bị cho mùa đông.

Điều này đã phần nào gây áp lực đến dòng chảy đến châu Âu từ nhà cung cấp hàng đầu là Na Uy giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm sau khi nguồn cung từ mỏ Troll khổng lồ bị dừng do kế hoạch bảo trì.

Nhà điều hành lưới điện Gassco của Na Uy cho biết, các công trình bổ sung đã được thực hiện tại các mỏ đưa vào mạng lưới Segal, được kết nối với Vương quốc Anh. Thời hạn của việc cắt giảm công suất đã được lên kế hoạch trước đó vẫn chưa rõ ràng.

Giá khí đốt đã tăng khoảng 25% trong tháng này - bất chấp lượng dự trữ cao và nhu cầu yếu - phản ánh sự lo lắng lan khắp thị trường sau cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Nếu tình trạng đình công ở Úc vẫn xảy ra, sự gián đoạn có thể buộc người mua châu Á phải cạnh tranh với châu Âu để có được hàng thay thế từ Mỹ hoặc Qatar.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/9/2023, giá gas bật tăng mạnh theo đà tăng của thế giới. Cụ thể, với loại bình gas 12kg tăng 33.000 đồng/bình, tương đương tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Theo đó, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Với Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam, giá gas của hãng sẽ tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Theo các doanh nghiệp, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 9 tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó, lên mức 555 USD/tấn, khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.

Như vậy sau 3 tháng liên tiếp lập đỉnh, mỗi bình gas 12 kg tăng 72.000 đồng, qua tháng 6/2022, bất ngờ quay đầu giảm mạnh 31.000 đồng và tiếp tục giảm 18.500 đồng trong tháng 7. Tuy nhiên, sang tháng 8 và tháng 9, giá gas tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ mới chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc giá gas bao gồm sự gia tăng sản xuất gas, tình hình cung và cầu, cũng như thay đổi trong chính sách và biến động thị trường năng lượng.

Giá gas hôm nay ngày 4/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 3,29%, ở mức 2,67 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 4/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm 3,29% xuống mức 2,67 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

2

Nhà điều hành hệ thống khí đốt của Ukraine - GTSOU cho biết, nước này sẵn sàng lưu trữ và tái xuất khẩu khí đốt cho châu Âu trong mùa Đông 2023/2024, sau khi thực hiện các cuộc đánh giá rủi ro với các đối tác quốc tế.

GTSOU khẳng định, cơ sở hạ tầng khí đốt của Ukraine đã chứng minh được “độ tin cậy và khả năng phục hồi cao” trong các tình huống khủng hoảng được mô hình hóa.

Hiện kho dự trữ khí đốt của EU đã được lấp đầy hơn 90% và việc sử dụng khí đốt dự trữ rất quan trọng để cung cấp năng lượng ổn định và ngăn chặn tình trạng tăng giá đột biến.

Thông báo từ Ủy ban châu Âu (EC) cho hay, các kho khí đốt của EU đã đạt được mức 1.024 TWh, tương đương hơn 93 tỷ mét khối, với mức 90,12% công suất lưu trữ.

Trong đó, nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất của khối là Đức, và các cơ sở lưu trữ tại nước này đã đầy 91,6%. Latvia ghi nhận tỷ lệ lưu trữ được lấp đầy thấp nhất là 77%.

Châu Âu cho rằng mức dự trữ như vậy là cần thiết để các nước thành viên vượt qua mùa đông một cách an toàn. Đồng thời, với kết quả đạt được, thị trường năng lượng của EU đã được cải thiện rất nhiều so với cùng thời điểm năm ngoái. Lượng khí đốt tích lũy nhanh chóng đã khiến giá giảm, giúp châu Âu tránh được cuộc suy thoái sâu mà nhiều người lo ngại vào năm ngoái.

Ở một diễn biến khác, theo số liệu giám sát tàu hàng và nhận định của các nhà phân tích, hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã giảm trong tháng 8/2023.

Nguồn cung khí đốt cho bảy cơ sở xuất khẩu LNG lớn nhất của Mỹ đã giảm từ 12,7 tỷ ft khối/ngày trong tháng 7 xuống mức trung bình 12,3 tỷ ft khối/ngày vào tháng 8. Con số trên thấp hơn khá nhiều so với mức kỷ lục 14 tỷ ft khối/ngày ghi nhận hồi tháng 4.

Ngoài các đợt nắng nóng ảnh hưởng đến xuất khẩu LNG của Mỹ, còn do việc tạm dừng hoạt động để bảo trì cũng hạn chế việc xử lý LNG tại 2 cơ sở đặt ở Louisiana và Texas của công ty năng lượng Cheniere Energy.

Tuy nhiên, các nhà phân tích dự báo khối lượng khí đốt của Mỹ được chuyển vào các nhà máy xuất khẩu LNG trong tháng 9 sẽ tăng trở lại, khi các cơ sở phục hồi tốc độ xử lý bình thường.

Theo dữ liệu sơ bộ từ LSEG Eikon, tổng cộng đã có 102 chuyến hàng khởi hành từ các cảng của Mỹ vào tháng 8, với 7,32 triệu tấn LNG - thấp hơn một chút so với 7,51 triệu tấn được vận chuyển trong tháng 7.

Điểm đến chính cho LNG của Mỹ là châu Âu, nơi nhận khoảng 52% lượng LNG do Mỹ xuất đi. Tiếp theo là châu Á với 30%, Nam Mỹ và Caribe với 7%.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Tương tự, từ ngày 1/9, giá bán gas SP của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) tăng 2.750 đồng/kg (đã gồm VAT), tương đương tăng 33.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, mỗi bình gas SP 12kg sẽ được bán ở mức 406.500 đồng.

Các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro cũng tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

CÔNG TY TNHH MTV NAM LONG GAS

Chuyên cung cấp các loại Gas, Bếp Gas, Phụ kiện ngành gas công nghiệp và dân dụng. Chuyên tư vấn thi công và lắp đặt hệ thống bếp gas cho nhà hàng, quán ăn, bếp ăn công nghiệp.

Trụ sở chính: Số 221/19D Thoại Ngọc Hầu, khóm Mỹ Lộc, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, An Giang

Chi nhánh 2: Số 41/9 đường số 1, khóm Thới An, P. Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, An Giang

Chi nhánh 3: Số 90 Trần Cảnh, khóm Tây Khánh 4, P.Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang

Chi nhánh 4: Số 120/2A TL 943, khóm Tây Huề 3, P. Mỹ Hòa , TP. Long Xuyên, An Giang

Chi nhánh 5: Số 247/1 Hoàng Diệu, khóm Châu Long 4, Phường B, TP. Châu Đốc, An Giang

Điện thoại: (0296) 3 78 78 78 - (0296) 3 81 81 81

Tổng đài CSKH - ZALO: 0931 041 044

Website: https://gasnamlong.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/gasnamlong

Thống kê truy cập

141793
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
189
2280
6997