Nhìn chung thị trường giao dịch hôm nay ít biến động do do thời tiết ấm hơn và nhiều khí đốt trong kho và tàu LNG vẫn đến trong những tuần tới. Dữ liệu cho thấy nhiệt độ ở châu Âu được dự báo sẽ ở mức ôn hòa trong 2 ngày nữa, sau đó sẽ giảm gần 5°C vào tuần tới trong vài ngày và sau đó sẽ trở lại trên mức bình thường sau đó.
Bên cạnh đó, những người tham gia thị trường đang thận trọng về những diễn biến ở Trung Đông khi các cuộc tấn công ở Biển Đỏ tiếp tục.
Sputnik cho biết, bất chấp những nỗ lực của EU nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga sau các lệnh trừng phạt chống Moskva, dữ liệu gần đây cho thấy sự gia tăng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga từ Pháp và Tây Ban Nha. Theo đó, hoạt động nhập khẩu khí LNG trên thực tế vẫn diễn ra bình thường.
Theo dữ liệu Eurostat, xuất khẩu khí LNG của Nga sang Pháp đã tăng lên mức cao nhất trong 14 tháng (từ tháng 11/2022 đến cuối tháng 1/2024), lên tới 293 triệu Euro. Tháng 12 năm ngoái, nhập khẩu LNG của Nga từ Pháp ước tính là 244 triệu euro, đánh dấu mức tăng gần 50 triệu Euro trong tháng. Trong khi đó, Tây Ban Nha nhập khí LNG từ Nga lên tới 274 triệu Euro, cao gấp 1,7 lần so với tháng 12/2023 và là mức cao nhất trong 12 tháng.
Ngoài ra, các nước EU khác như Bỉ, Estonia, Phần Lan, Litva, Hà Lan và Thụy Điển cũng đã mua LNG của Nga. Tính đến cuối tháng 1/2024, các quốc gia EU đã chi tổng cộng 684,3 triệu Euro cho LNG của Nga.
Tờ Politico đưa tin, Vương quốc Anh đã ký hợp đồng cung cấp khí đốt trong 4 năm, trị giá 8 tỷ bảng Anh, với TotalEnergies Gas & Power - công ty con của TotalEnergies - một tập đoàn của Pháp.
Hai năm sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, TotalEnergies tiếp tục là nhà nhập khẩu lớn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào châu Âu.
Theo các quyết định của EU nhằm duy trì nguồn cung khí đốt Nga ở giai đoạn này, TotalEnergies tiếp tục cung cấp cho châu Âu khí tự nhiên hóa lỏng từ nhà máy trong khuôn khổ pháp lý và trong khuôn khổ các hợp đồng dài hạn mà công ty phải tôn trọng miễn là chính phủ các nước châu Âu cho rằng, khí đốt Nga là cần thiết.
Đại diện công ty này cho hay, TotalEnergies không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng dài hạn. Nếu chúng tôi quyết định không nhận số lượng khí đốt đó, chúng tôi vẫn có nghĩa vụ phải trả tiền.
Theo nhận định của giới lãnh đạo trong lĩnh vực dầu khí tại Hội nghị năng lượng đang diễn ra tại Mỹ mới đây, châu Âu cần phải xây dựng thêm cơ sở hạ tầng để có thể thực hiện mong muốn thay thế hoàn toàn khí đốt Nga, như cách họ đã thực hiện với dầu thô.
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Namthông báo, tăng giá gas bán lẻ từ 1/3, mức tăng cụ thể 167 đồng/kg so với tháng trước, tương đương tăng 2.000 đồng/bình 12kg và 7.500 đồng/bình 45kg. Với mức tăng này, giá gas bán lẻ của Gas South khi đến tay người tiêu dùng là 471.900 đồng/bình 12kg và 1.770.831 đồng/bình 45kg (đã bao gồm VAT).
Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh cũng tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế. Như vậy, giá gas trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Theo báo cáo của Wood Mackenzie, giá khí đốt ở châu Âu có thể giảm xuống mức thấp nhất là 6,70 USD trên một triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu) vào mùa hè năm nay. Thị trường khí đốt khởi đầu năm 2024 với dấu hiệu lạc quan hơn khi thời tiết lạnh giá “vội” bước qua châu Âu, trong khi nhu cầu công nghiệp duy trì xu hướng phục hồi, tăng 12% so với cùng kỳ trong tháng 1 và khoảng 6% trong tháng 2.
WoodMac dự báo nhu cầu khí đốt hộ gia đình ở châu Âu sẽ tăng 12 tỷ m3 (bcm) vào năm 2024, trong điều kiện thời tiết bình thường, trong khi nhu cầu công nghiệp sẽ tăng 5,5 bcm khi nền kinh tế EU phục hồi trong nửa cuối năm nay.
Tuy nhiên, lượng khí đốt dùng để phát điện sẽ ít hơn 9 bcm, hàm ý rằng nhu cầu tổng thể của châu Âu sẽ tăng thêm 9 bcm. Dẫu vậy, điều đó sẽ không thể khiến giá khí đốt tăng cao với mức dự trữ ở mức cao kỷ lục.
Khi mùa rút khí đốt ở châu Âu gần kết thúc, tồn kho đứng ở mức 70,78 bcm ghi nhận vào ngày 10/3, cao hơn 5,61 bcm so với cùng kỳ và cao hơn 21,41 bcm so với mức trung bình 5 năm theo dữ liệu Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE). Các nhà phân tích hàng hóa tại Standard Chartered đã dự đoán rằng mức tồn kho cuối mùa sẽ vượt quá 68 bcm.
Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ gas tháng 3/2024 tiếp tục được điều chỉnh tăng kể từ ngày 1/3. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Theo các công ty kinh doanh gas, tỷ giá USD/VND tăng khiến giá gas nhập khẩu về Việt Nam tăng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, giá gas liên tiếp tăng, với tổng mức tăng là 13.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế.
Thông tin mang tính tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 19/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,47% ở mức 1,71 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 19/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 0,47% lên mức 1,71 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024
Tại Mỹ giá khí đốt đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 4 năm, mang đến tâm lý nhẹ nhõm hơn cho những người sử dụng.
Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng mới nhất cho thấy trong tháng 2/2024, hóa đơn khí đốt tiêu dùng ở Mỹ đã giảm khoảng 9% so với năm trước đó.
Những tháng mùa Đông thường là khoảng thời gian nhu cầu sưởi ấm tăng lên cao nhất, nhưng nước Mỹ đang trải một mùa Đông ấm nhất kể từ năm 1950.
Nhiệt độ mùa Đông ấm hơn bình thường khiến cho việc sử dụng khí đốt để sưởi ấm thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu. Cầu ít cung nhiều dẫn tới việc giá khí đốt ở Mỹ “rơi tự do,” giảm hơn 50% kể từ giữa tháng 1 đến nay.
Trong một diễn biến khác, theo Reuters, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở châu Á giảm nhẹ vẫn chưa thúc đẩy nhu cầu đối với nhiên liệu siêu lạnh tăng đáng kể, mặc dù nhu cầu ngày càng tăng từ những người mua nhạy cảm về giá như Ấn Độ và Trung Quốc.
Giá giao ngay thấp hơn đã thúc đẩy lượng mua tăng lên từ các quốc gia trước đây đã mua nhiều hơn khi chi phí giảm, chẳng hạn như các quốc gia Nam Á gồm Ấn Độ và Bangladesh.
Trung Quốc, nước mua LNG lớn nhất thế giới, cũng được coi là nước nhập khẩu nhạy cảm về giá, do có sự kết hợp giữa cả hợp đồng dài hạn và hàng hóa giao ngay.
Nhập khẩu của Trung Quốc ước đạt 5,99 triệu tấn trong tháng 3, tăng 10,3% so với cùng tháng năm 2023, trong khi tháng 2 đạt 5,82 triệu tấn, tăng 17,1% so với tháng trước.
Với giá giao ngay thấp hơn chi phí của các hợp đồng liên quan đến dầu thô, có khả năng Trung Quốc sẽ tìm cách mua thêm hàng giao ngay, đồng thời sử dụng bất kỳ sự linh hoạt nào trong các thỏa thuận thời hạn của mình để giảm khối lượng này.
Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ gas tháng 3/2024 tiếp tục được điều chỉnh tăng kể từ ngày 1/3. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Theo các công ty kinh doanh gas, tỷ giá USD/VND tăng khiến giá gas nhập khẩu về Việt Nam tăng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, giá gas liên tiếp tăng, với tổng mức tăng là 13.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế.
Thông tin mang tính tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 18/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 2,58% ở mức 1,7 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 18/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 2,58% lên mức 1,7 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Châu Âu đang thoát khỏi mùa đông thứ hai của cuộc khủng hoảng khí đốt với lượng dự trữ ở mức cao theo mùa. Giá khí đốt chuẩn đã quay trở lại mức quen thuộc. Italy, nước vẫn mua khí đốt qua đường ống của Nga vào năm 2023, đã tuyên bố cuối cùng sẽ "bỏ thói quen" vào năm 2024 khi có nhiều khí đốt qua đường ống của Algeria và khí tự nhiên hóa lỏng toàn cầu.
Theo nhận định của chuyên gia năng lượng và khí hậu Ignacio Urbasos Arbeloa thuộc Viện Hoàng gia Elcano (Tây Ban Nha), đến nay EU đã giảm 80% lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng đường ống mà không cần phải từ bỏ hỗ trợ chính trị, kinh tế và quân sự cho Ukraine.
Trong khi Nga chiếm 42% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của châu Âu vào năm 2021, tỷ lệ này đã giảm xuống 14% vào năm 2023 (5,3% với khí tự nhiên hóa lỏng LNG và 8,7% với khí đốt qua đường ống).
Nhờ phát triển năng lực mới để nhập khẩu LNG và xây dựng các kết nối, EU đã bước sang một giai đoạn mới trong quá trình giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, xoa dịu lo ngại về tình trạng thiếu nhiên liệu. EU cũng đề ra kế hoạch REPowerEU, xác định rằng đến năm 2027 sẽ ngừng mua khí đốt Nga.
Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố ý định không đàm phán thỏa thuận gia hạn với tập đoàn Gazprom.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, châu Âu sẽ buộc phải quay trở lại với Nga vì khối này cần khí đốt giá rẻ của Nga để khôi phục kinh tế và ngăn chặn quá trình phi công nghiệp hóa.
Song theo tờ Financial Times, Nga có nguồn khí đốt dồi dào với chi phí thấp mà về mặt lý thuyết có thể được cung cấp với giá rẻ tới châu Âu. Nhưng Nga chưa bao giờ bán khí đốt theo giá gốc - cũng như việc bán dầu ở Trung Đông theo giá gốc. Nga bán khí đốt một cách cạnh tranh nhưng không hề rẻ.
Phản ứng của Nga trước việc mất đi các thị trường truyền thống ở phương Tây là tìm cách mở rộng việc bán khí đốt sang phương Đông. Các cuộc đàm phán song phương đang được tiến hành giữa Nga và Trung Quốc về một đường ống dẫn khí khổng lồ nối các mỏ khí đốt chi phí thấp của Nga ở phía tây Siberia tới các trung tâm cần khí đốt xung quanh Bắc Kinh.
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam thông báo, tăng giá gas bán lẻ từ 1/3, mức tăng cụ thể 167 đồng/kg so với tháng trước, tương đương tăng 2.000 đồng/bình 12kg và 7.500 đồng/bình 45kg. Với mức tăng này, giá gas bán lẻ của Gas South khi đến tay người tiêu dùng là 471.900 đồng/bình 12kg và 1.770.831 đồng/bình 45kg (đã bao gồm VAT).
Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh cũng tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế. Như vậy, giá gas trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 15/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,23% ở mức 1,75 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 15/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới giảm 0,23% xuống mức 1,75 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Trong những tháng gần đây, giá khí đốt đã giảm do sản lượng khai thác gần đạt kỷ lục và nhu cầu sưởi ấm thấp do mùa đông đang ấm lên. Điều này làm cho một lượng khí đốt đáng kể vẫn còn trong kho. Các nhà phân tích ước tính lượng dự trữ khí đốt hiện tại cao hơn mức bình thường khoảng 38%.
Các nhà khai thác khí đốt tự nhiên của Mỹ đã cắt giảm sản lượng và chi tiêu cho các giàn khoan, do nguồn cung trên thị trường đang dư thừa, đẩy giá khí đốt xuống mức thấp nhất trong vài thập kỷ gần đây.
Một số công ty năng lượng bao gồm EQT và Chesapeake Energy đã trì hoãn việc hoàn thành giếng và cắt giảm các hoạt động khoan khác.
Đơn cử, Tập đoàn EQT, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất nước Mỹ, đã cắt giảm sản lượng gần 1 tỷ feet khối mỗi ngày từ cuối tháng 2 và dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 3. Tổng sản lượng ròng cắt giảm dự kiến sẽ đặt gần 30 đến 40 tỷ feet trong quý đầu năm.
Trong khi đó, EU vẫn chưa cắt đứt liên kết khí đốt với Nga, vì 4 quốc gia vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp khí đốt Nga. Trang Offshore Energy dẫn phân tích của một tổ chức nghiên cứu môi trường phi lợi nhuận cho thấy, 15 tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) thường xuyên vận chuyển khí đốt Nga đến các cảng nhập khẩu LNG ở 4 quốc gia EU: Bỉ, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha, giúp châu Âu trở thành trung tâm kinh doanh LNG của Nga.
Bên cạnh đó, phân tích của tổ chức phi chính phủ Kpler về dữ liệu tàu thương mại chỉ ra rằng cảng xuất khẩu LNG lớn nhất của Nga - Sabetta, do tập đoàn Novatek của nước này điều hành trên Bán đảo Yamal thuộc Siberia, gần như phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu sang châu Âu.
Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh cũng tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế. Như vậy, giá gas trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 13/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,35% ở mức 1,71 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 13/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng nhẹ 0,35% lên mức 1,71 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Dữ liệu mới nhất từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu cho thấy các cửa hàng khí đốt của châu Âu hiện đã đầy 60,7%, cao hơn 3,6 điểm % so với cùng thời điểm năm ngoái.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn tờ báo Anh, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, tình hình thị trường khí đốt của các nước thành viên EU vẫn chưa ổn định, với những rủi ro bên ngoài cũng như nhu cầu khí đốt phục hồi có thể dẫn đến một đợt tăng giá khí đốt khác ở châu Âu.
"Các nước EU đang ở trong tình thế khi nhu cầu khí đốt phục hồi trong bối cảnh giá tương đối thấp có thể dẫn đến một đợt tăng giá khác. Do đó, thật không đúng khi nói rằng châu Âu đã thay thế nguồn cung từ Nga một cách hiệu quả" - ông Alexander Novak nhận định.
Liên minh châu Âu đã giảm 5 lần nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga vào năm 2023. Thị phần của Nga trong nhập khẩu khí đốt của EU đã giảm từ 45% vào năm 2021 xuống dưới 15% vào năm 2023.
Ông Novak cho rằng thị trường và giá khí đốt của EU vẫn cực kỳ nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như sự cạnh tranh về nguồn năng lượng từ phía các nền kinh tế châu Á đang phát triển nhanh.
Một số chuyên gia cho rằng, việc ngừng trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt của nước này cho Hungary, khí đốt vẫn được cung cấp qua đường ống TurkStream và các nhánh của đường ống, Cơ quan báo chí của công ty Hungary Foldgazszallito (FGSZ), nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt quốc gia nói với Tass.
Gần như toàn bộ khí đốt của Nga dành cho người tiêu dùng Hungary đã được phân phối lại về phía nam, không đi qua Ukraine. Ở biên giới với Serbia, khí đốt được cung cấp thông qua điểm phân phối khí đốt ở Kiskundorozma.
Thông lượng kỹ thuật của trạm khí đốt Serbia-Hungary Kiskundorozma-2 là 8,4 tỷ mét khối mỗi năm. Đây là khối lượng tối đa có thể được chuyển đến Hungary thông qua tuyến đường này.
Song Slovakia và Áo đang rơi vào tình thế khó khăn hơn, mặc dù họ cũng đang thực hiện các biện pháp để có thể thay thế lượng khí đốt của Nga vận chuyển qua Ukraine.
Áo có thể nhận được lượng khí đốt từ Ý, Đức và Slovakia - từ hành lang khí đốt của Ba Lan và một lượng nhỏ từ Hungary. Từ Hungary, khí đốt đến Slovakia qua Balassagyarmat (vùng Nograd) và đến Ukraine qua Beregdaroc ở vùng Szabolcs-Szatmar-Bereg (hiện tại đường ống ở đó hoạt động ở chế độ đảo ngược).
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế. Như vậy, giá gas trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 12/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,34% ở mức 1,74 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 12/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới giảm 0,34% lên mức 1,74 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản JERA tháng trước đã đồng ý mua 15,1% cổ phần trong dự án Scarborough của Woodside Energy ở Australia
Đây là thỏa thuận mới nhất trong một loạt thỏa thuận khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine có nguy cơ làm gián đoạn việc tiếp cận khí đốt từ Nga, khiến việc tìm kiếm nguồn cung dài hạn đáng tin cậy của Nhật Bản trở nên cấp thiết hơn.
LNG là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản. Kể từ năm 2022, những doanh nghiệp Nhật Bản nhập khẩu LNG đã đạt được các thỏa thuận cổ phần trong 5 dự án ở Australia và Mỹ bao gồm cả một lô thăm dò.
Theo hãng tin Reuters, các doanh nghiệp này đã đảm bảo hợp đồng tiêu thụ trong 10-20 năm từ các quốc gia đó với khối lượng hơn 5 triệu tấn LNG hàng năm, tương đương 8% lượng tiêu thụ trong năm 2023 của Nhật Bản.
Trong một diễn biến khác, Tập đoàn dầu khí Eni của Italia đã phát hiện một trữ lượng đáng kể khí đốt tự nhiên và dầu nhẹ ở lưu vực trầm tích ngoài khơi nước này.
Theo đánh giá ban đầu, mỏ dầu này có trữ lượng 1-1,5 tỷ thùng dầu, lớn thứ 2 chỉ sau mỏ dầu Baleine mà tập đoàn Eni phát hiện ở Bờ Biển Ngà hồi tháng 9/2021.
Giám đốc điều hành của Eni, Claudio Descalzi cho biết, trữ lượng khí đốt này mang lại tiềm năng đáng kể cho sự phát triển kinh tế và năng lượng của Bờ Biển Ngà.
Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ gas tháng 3/2024 tiếp tục được điều chỉnh tăng kể từ ngày 1/3. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Theo các công ty kinh doanh gas, tỷ giá USD/VND tăng khiến giá gas nhập khẩu về Việt Nam tăng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, giá gas liên tiếp tăng, với tổng mức tăng là 13.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế.
Thông tin mang tính tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 11/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 1,55% ở mức 1,83 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 1,55% lên mức 1,83 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Châu Âu đang chuẩn bị kết thúc mùa đông với lượng dự trữ khí đốt cao kỷ lục. Các cơ sở dự trữ khí đốt trên khắp Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt 62% công suất, cao hơn mức 41% cùng thời điểm này từ năm 2011 đến năm 2020. Lượng khí đốt dự trữ hiện lên tới 707 terawatt giờ (TWh), tăng 277 TWh so với mức trung bình theo mùa của 10 năm trước.
Đến thời điểm hiện tại của mùa đông năm nay, mức tiêu thụ nhiên liệu để sưởi ấm tại châu Âu đã giảm 14% so với mức trung bình ở London (Anh) và 25% ở Frankfurt (Đức). Nền nhiệt ở khu vực Tây Bắc châu Âu đã tăng, do đó bất kỳ đợt lạnh nào cũng khó tạo ra khác biệt vào thời điểm này.
Nhìn chung, giá bán buôn khí đốt thấp khuyến khích các ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng tại châu Âu khôi phục hoạt động. Giá bán lẻ gas và điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ có thể giảm vào mùa đông tới.
Đức đã ngừng nhập khẩu trực tiếp khí đốt Nga vào mùa hè năm 2022, vài tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng dữ liệu mới cho thấy một lượng khí đốt đáng kể vẫn tiếp tục tìm đường vào Đức thông qua các nước láng giềng.
Trang High North News đưa tin, các nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai và thứ ba của Đức là Hà Lan và Bỉ đã nhập khẩu một lượng đáng kể khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ dự án Yamal LNG của Nga. Lượng LNG này sau đó đến Đức qua đường ống dẫn khí xuyên biên giới. Hà Lan cung cấp 26% còn Bỉ cung cấp 22% nhu cầu khí đốt của Đức.
Mặc dù vậy, không thể xác định chính xác dòng LNG của Nga khi nó đến các kho cảng ở Bỉ và Hà Lan. Sau khi được tái hóa khí, LNG đi vào mạng lưới châu Âu và trộn lẫn với các nguồn cung cấp khác. Các nước EU nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD LNG của Nga mỗi tháng.
Tổ chức Urgewald cho biết, con đường LNG của Nga đến Hà Lan thậm chí còn khó theo dõi hơn. Tuy nhiên, thông lệ của các thương nhân toàn cầu là nhập khẩu LNG của Nga và sau đó tái xuất dưới dạng sản phẩm “chung”, bao gồm cả các nước trong EU. Trước đây, Trung Quốc đã nhận LNG từ Bắc Cực của Nga để bán cho người mua ở châu Âu.
Ủy viên Năng lượng Châu Âu Kadri Simson cho biết, các nhà lãnh đạo EU vẫn chưa đi đến thống nhất cho kế hoạch trừng phạt việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào Liên minh châu Âu, mặc dù một công cụ lập pháp đang được phát triển để giúp chính phủ các quốc gia hạn chế nguồn cung LNG của Nga một cách độc lập.
Song Liên minh châu Âu cảm thấy không cần thiết phải gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine, vốn sẽ hết hạn trong năm nay. Các nước châu Âu nhận được khoảng 14 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm qua tuyến đường Ukraine.
Giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của EU sau khi xung đột nổ ra tại Ukraine vào tháng 2/2022 và khối này quyết định ngừng nhập khẩu nhiên liệu của Nga.
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ tháng 3 tiếp tục được điều chỉnh tăng kể từ 1/3/2024. Cụ thể, giá gas bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 3 tại thị trường Hà Nội là 460.740 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.842.760 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 2.640 đồng/bình 12 kg và 10.560 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT) so với tháng 2.
Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh cũng tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế. Như vậy, giá gas trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 8/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,06% ở mức 1,79 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 8/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng nhẹ 0,06% lên mức 1,79 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Thị trường nhìn chung vẫn được cung cấp tốt và không có nguy cơ thiếu hụt khí đốt trong mùa sưởi ấm này. Dữ liệu mới nhất từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu cho thấy các cửa hàng khí đốt tự nhiên của châu Âu hiện đã đầy 61,91%.
Chính phủ Áo đã đồng ý cung cấp một phần không được tiết lộ trong 200 triệu euro để xây dựng đường ống dẫn khí nhằm tăng cường khả năng nhập khẩu khí đốt của nước này qua Đức, trong bối cảnh áp lực chính trị ngày càng tăng nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Việc xây dựng đường ống dẫn khí quan trọng nối Áo với Đức đã bị đình trệ trong nhiều năm nhưng Vienna - đang phải vật lộn với tình trạng tiếp tục phụ thuộc khí đốt vào Nga - hiện đã cam kết sẽ tài trợ.
Việc mở rộng đường ống dẫn khí West-Austria-Gas, thường được gọi là WAG Loop 1, sẽ thúc đẩy khả năng nhập khẩu khí đốt từ Đức của Áo lên con số khổng lồ 2,5 triệu mét khối mỗi năm - chiếm hơn 1/3 tổng nhu cầu hàng năm của nước này.
Đường ống dài 40km có thể hoàn thành xây dựng vào cuối năm 2027 - kịp đáp ứng thời hạn của EU về việc loại bỏ khí đốt Nga. Đường ống sẽ cho phép Áo nhập khẩu tất cả khí đốt cần thiết từ các trạm LNG dọc bờ biển châu Âu thông qua lãnh thổ Đức.
Năm 2019, Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nước Liên minh châu Âu (EU) thông qua hệ thống đường ống kéo dài 5 năm. Cả hai nước vẫn tiếp tục tôn trọng thỏa thuận này bất chấp hai năm căng thẳng nổ ra ở Ukraine.
Nhưng hiện nay, EU có thể sẽ nhận ít khí đốt của Nga hơn sau khi Ukraine ra tín hiệu nước này không có ý định gia hạn thỏa thuận khi hết hạn vào ngày 31/12/2024. Tuy vậy, người phụ trách năng lượng của EU Kadri Simson đã chỉ ra rằng khối này cũng không “hứng thú” với việc thúc đẩy gia hạn thỏa thuận này.
EU đang cảnh báo các nước thành viên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Khí đốt của Ukraine chiếm 5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU.
Nhà phân tích cấp cao Aura Sabadus tại công ty tình báo thị trường ICIS, nói với tờ Politico rằng Áo, Hungary và Slovakia có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi cắt giảm nhập khẩu. Một kịch bản như trên xảy ra có thể sẽ gây ra một đợt tăng giá khí đốt khác, sau đợt giá cao kỷ lục ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo báo cáo Thống kê năng lượng toàn cầu (Statistical Review of World Energy) của tập đoàn dầu khí BP, Nga có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới với 37,4 nghìn tỷ mét khối, chiếm gần 20% tổng trữ lượng toàn cầu. Theo sau là Iran và Qatar với tỷ trọng lần lượt là 17% và 13%.
Về khu vực, châu Á là nơi có trữ lượng lớn nhất với 6 đại diện nằm trong top 10. Trong khi đó, châu Phi, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ mỗi nơi có một địa diện.
Dù chỉ đứng thứ 5 về trữ lượng đã được chứng minh, Mỹ là quốc gia sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, chiếm 23% sản lượng toàn cầu. Theo sau là Nga và Iran với lần lượt 17,4% và 6,4%.
Mỹ cũng là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới với 82,7 tỷ mét khối qua các đường ống và 104,3 tỷ mét khối khí đốt hóa lỏng (LNG) năm 2022. Nga đứng thứ hai, theo sau là Qatar và Na Uy.
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam thông báo, tăng giá gas bán lẻ từ 1/3, mức tăng cụ thể 167 đồng/kg so với tháng trước, tương đương tăng 2.000 đồng/bình 12kg và 7.500 đồng/bình 45kg. Với mức tăng này, giá gas bán lẻ khi đến tay người tiêu dùng là 471.900 đồng/bình 12kg và 1.770.831 đồng/bình 45kg (đã bao gồm VAT).
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế. Như vậy, giá gas trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 7/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,16% ở mức 1,92 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 7/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 0,16% ở mức 1,92 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Giá khí đốt bán buôn của Hà Lan và Anh tăng vào phiên giao dịch hôm thứ Ba (5/3) do dự đoán sản lượng từ các trang trại gió yếu hơn và nhiệt độ mát hơn đã thúc đẩy nhu cầu khí đốt.
Bên cạnh đó, giá khí đốt của Mỹ tăng khoảng 4% lên mức cao nhất trong ba tuần vào thứ Hai (4/3) sau khi nhà sản xuất EQT cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng do giá thấp và nhu cầu yếu.
Nhu cầu khí đốt của EU trong 16 ngày đầu tháng 2/2024 thấp hơn 12,4% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn 18,4% so với tháng 2/2022. Tuy nhiên, StanChart đã cảnh báo rằng một số nhu cầu sẽ không quay trở lại dù cho giá có giảm đến mức nào.
Trong khi đó, nhu cầu suy yếu tiếp tục gây áp lực lên thị trường khí đốt của Mỹ, với giá khí đốt tại trung tâm phân phối Henry Hub thấp hơn gần 30% tính từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, thị trường đã khởi đầu tuần mới với tín hiệu lạc quan khi "gã khổng lồ" khí đốt tự nhiên EQT Corp. tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng để ứng phó với giá thấp.
Ngày 4/3, EQT đã thông báo sẽ cắt giảm sản lượng khí đốt tự nhiên khoảng 1 tỷ foot khối/ngày cho đến hết tháng 3/2024, sau đó họ sẽ đánh giá lại các điều kiện thị trường để xác định hành động tiếp theo.
Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ gas tháng 3/2024 tiếp tục được điều chỉnh tăng kể từ ngày 1/3. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Theo các công ty kinh doanh gas, tỷ giá USD/VND tăng khiến giá gas nhập khẩu về Việt Nam tăng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, giá gas liên tiếp tăng, với tổng mức tăng là 13.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế.
Thông tin mang tính tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 6/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,21% ở mức 1,94 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 6/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới giảm 0,21% xuống mức 1,94 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Khí đốt tự nhiên vẫn được các chuyên gia nhận định đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn cầu.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu khí đốt dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2024 so với năm 2023, do ảnh hưởng bởi dự báo về thời tiết lạnh hơn và giá khí đốt giảm.
Tại Báo cáo thường niên "Global Gas Outlook 2050" vừa được công bố, Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) dự đoán: Đến năm 2050, nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tăng 34% vào năm 2050, góp phần gia tăng đáng kể thị phần của nó trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, từ mức 23% hiện nay lên 26%.
Thủ tướng Denis Shmigal tuyên bố, Ukraina sẽ tiếp tục vận chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ nước này tới Tây Âu sau năm 2024 nếu các nước Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu.
Mạng lưới đường ống dẫn khí lớn của Ukraina đã vận chuyển khí đốt từ các nguồn ở Nga đến các thị trường EU trong nhiều năm. Tuy nhiên, thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraina hiện hành giữa Kiev và ông lớn khí đốt Nga Gazprom sẽ hết hạn vào cuối năm nay.
Đầu tuần này, Ủy ban châu Âu xác nhận không có ý định hợp tác với Nga trong việc vận chuyển khí đốt của Nga tới các nước thành viên EU thông qua lãnh thổ Ukraina, hãng tin Ukrinform dẫn lời Ủy viên Năng lượng châu Âu Kadri Simson.
Kế hoạch của EU là từ bỏ khí đốt của Nga chậm nhất là năm 2027, đồng thời đang nỗ lực tìm kiếm các tuyến cung cấp và nhà cung cấp khí đốt thay thế.
Ở một diễn biến khác, Bộ trưởng Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên Ấn Độ, Hardeep Singh Puri cho biết, các công ty sẽ đầu tư gần 5 tỷ USD vào mạng lưới đường ống dẫn khí đốt tự nhiên ở các bang phía bắc và đông bắc cũng như các vùng lãnh thổ liên bang, bao gồm Kashmir.
Đồng thời, đặt mục tiêu đầu tư 67 tỷ USD vào lĩnh vực khí đốt tự nhiên trong 6 năm tới để cung cấp khí đốt cho người tiêu dùng trực tiếp với giá ổn định.
Người đứng đầu Bộ Dầu mỏ Ấn Độ thông tin, các biện pháp của Chính phủ dự kiến sẽ khiến mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong nước tăng gấp ba lần vào năm 2030 và cũng giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp sử dụng khí đốt tự nhiên.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay vào tháng trước, việc mở rộng ngành công nghiệp của Ấn Độ và tăng cường lọc dầu để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cao hơn có thể sẽ khiến mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của nước này tăng gấp ba lần vào năm 2050.
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 3 tiếp tục được điều chỉnh tăng kể từ 1/3/2024. Cụ thể, giá gas bình bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 3 tại thị trường Hà Nội là 460.740 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.842.760 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 2.640 đồng/bình 12 kg và 10.560 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT) so với tháng 2.
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam thông báo, tăng giá gas bán lẻ từ 1/3, mức tăng cụ thể 167 đồng/kg so với tháng trước, tương đương tăng 2.000 đồng/bình 12kg và 7.500 đồng/bình 45kg. Với mức tăng này, giá gas bán lẻ của Gas South khi đến tay người tiêu dùng là 471.900 đồng/bình 12kg và 1.770.831 đồng/bình 45kg (đã bao gồm VAT).
Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cũng tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế. Như vậy, giá gas trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 5/3/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,26% ở mức 1,93 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 5/3/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 0,26% lên mức 1,93 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) mới đây công bố số liệu cho thấy sản lượng khí đốt của Mỹ đang tiếp tục tăng lên trong khi giá giảm từ các mức rất cao ghi nhận vào giữa năm 2022, sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, khiến lượng khí dự trữ tăng lên.
Sản lượng khí khô đã tăng lên mức cao kỷ lục theo mùa là 3.300 tỷ foot khối (bcf) trong tháng 12/2023, từ mức 3.107 bcf một năm trước đó. Trong khi đó, giá khí đốt đã giảm xuống 2,55 USD cho mỗi 1 triệu đơn vị nhiệt Anh vào tháng 12 năm ngoái. Giá khí đốt đã giảm xuống mức trung bình chỉ 1,8 USD trong tháng trước, mức thấp nhất kể từ ít nhất là năm 1990.
Nhìn nhận trong dài hạn, trang Daily News Egypt cho rằng, nhu cầu toàn cầu về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) được dự đoán sẽ tăng hơn 50% vào năm 2040, do quá trình chuyển đổi từ than sang khí đốt công nghiệp tăng tốc ở Trung Quốc, các nước Nam Á và Đông Nam Á sử dụng nhiều LNG hơn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của họ.
Trong thập kỷ tới, sản lượng khí đốt trong nước giảm ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á có thể khiến nhu cầu về LNG tăng cao do các nền kinh tế này ngày càng cần nhiên liệu cho các nhà máy điện hoặc ngành công nghiệp chạy bằng khí đốt. Tuy nhiên, các nước ở Nam Á và Đông Nam Á sẽ cần đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt.
Bất chấp thị trường toàn cầu được cung cấp đầy đủ vào năm 2023, việc thiếu nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga tới châu Âu và mức tăng trưởng nguồn cung LNG hạn chế trong năm qua có nghĩa là thị trường khí đốt toàn cầu vẫn thắt chặt và dễ bị gián đoạn nguồn cung.
Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ gas tháng 3/2024 tiếp tục được điều chỉnh tăng kể từ ngày 1/3. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Sáng 1/3, Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam hông báo tăng giá gas bán lẻ. Mức tăng cụ thể 167 đồng/kg so với tháng trước, tương đương tăng 2.000 đồng/bình 12kg và 7.500 đồng/bình 45kg. Với mức tăng này, giá gas bán lẻ của Gas South khi đến tay người tiêu dùng là 471.900 đồng/bình 12kg và 1.770.831 đồng/bình 45kg (đã bao gồm VAT).
Theo các công ty kinh doanh gas, tỷ giá USD/VND tăng khiến giá gas nhập khẩu về Việt Nam tăng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, giá gas liên tiếp tăng, với tổng mức tăng là 13.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế.
Thông tin mang tính tham khảo!
Kể từ ngày 1/3, giá gas bán lẻ trong nước tăng từ 2.000 đồng/kg đối với bình 12kg, tăng khoảng 8.000 đồng/bình 45kg.
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 3/2024 tiếp tục được điều chỉnh tăng kể từ hôm nay 1/3. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Cụ thể, giá gas bình bán lẻ (đã bao gồm VAT) tại thị trường Hà Nội là 460.740 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.842.760 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 2.640 đồng/bình 12kg và 10.560 đồng/bình 48kg (đã bao gồm VAT) so với tháng trước. Tại khu vực phía Nam, một số đại lý quận Tân Bình cũng cho biết các công ty gas cũng tăng giá 2.000 đồng bình 12kg.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Năng lượng TP.HCM thông tin, 1/3 giá gas sẽ tăng 2.000 đồng/bình 12kg và 8.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng không vượt quá 481.000 đồng/bình 12kg và 2.002.500 đồng/bình 50kg.
Tương tự, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM tăng 2.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không quá 443.000 đồng/bình 12kg.
Sáng 1/3, Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam thông báo tăng giá gas bán lẻ. Mức tăng cụ thể 167 đồng/kg so với tháng trước, tương đương tăng 2.000 đồng/bình 12kg và 7.500 đồng/bình 45kg. Với mức tăng này, giá gas bán lẻ của khi đến tay người tiêu dùng là 471.900 đồng/bình 12kg và 1.770.831 đồng/bình 45kg (đã bao gồm VAT).
Theo các công ty kinh doanh gas, tỉ giá USD/VND tăng khiến giá gas nhập khẩu về Việt Nam tăng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, giá gas liên tiếp tăng, với tổng mức tăng là 13.000 đồng/bình 12kg.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, nên giá gas trong nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế. Mặc dù giá nhập khẩu gas thế giới theo hợp đồng (giá CP) cho tháng 3 này chính thức chốt ở mức 635$ bằng với tháng trước nhưng tỷ giá USD/VND tăng nên giá gas tháng 3 trong nước được điều chỉnh tăng khoảng 1.000 đồng/bình 6kg, tăng 2.000 đồng/bình 12kg và tăng 8.000 đồng/bình 45kg.
Giá gas hôm nay ngày 28/2/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,82% ở mức 1,8 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 28/2/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới giảm 0,82% xuống mức 1,8 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
.
Nhìn chung, giá khí đốt bán buôn tiêu chuẩn châu Âu giảm vào phiên giao dịch vẫn ở gần mức thấp nhất trong khoảng ba năm, do nhu cầu yếu và lượng tồn kho dự trữ cao vượt xa dự báo thời tiết lạnh và sản lượng năng lượng tái tạo thấp hơn.
Các nhà phân tích tại Engie's EnergyScan cho biết, giá khí đốt giao ngay ở châu Âu vẫn có một số khả năng giảm xuống mức tối thiểu, hiện ở mức khoảng 19,98 euro/MWh, nhưng điều này không ngăn cản giá thỉnh thoảng phục hồi khi các nguyên tắc cơ bản thắt chặt.
Ông Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt toàn cầu tại ICIS cho hay, cho đến khi hoạt động sản xuất LNG mới được đưa vào hoạt động từ Qatar và Mỹ vào năm 2026, nhu cầu khí đốt toàn cầu có thể sẽ tiếp tục vượt xa nguồn cung.
Theo ông Tom Marzec-Manser, còn quá sớm để tuyên bố cuộc khủng hoảng năng lượng đã kết thúc. Chúng ta vẫn chứng kiến nhiều sự không phù hợp toàn cầu giữa cung và cầu khí đốt. Vì vậy phải sau mùa đông tới, chúng ta mới có niềm tin lớn hơn rằng sự biến động cực độ trong vài năm qua đã thực sự kết thúc.
Qatar mới đây đã công bố tăng sản lượng khí đốt với việc mở rộng sản xuất tại mỏ khí đốt lớn nhất thế giới North Field từ 77 triệu tấn hiện tại lên 142 triệu tấn trước năm 2030, tương đương mức tăng sản lượng 85%.
Dự án mới mở rộng mỏ North Field, có tên là North Field West, sẽ bổ sung thêm 16 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm vào các kế hoạch mở rộng hiện tại.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra North Field chứa lượng khí bổ sung khổng lồ ước tính 240 nghìn tỉ feet khối, làm tăng trữ lượng khí đốt của Qatar từ 1.760 nghìn tỉ feet khối lên hơn 2.000 nghìn tỉ feet khối.
Qatar là một trong những nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới cùng với Mỹ, Australia và Nga. Những nền kinh tế hàng đầu châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là thị trường chính của khí đốt Qatar. Bên cạnh đó, nhu cầu khí đốt tăng ở châu Âu sau khi xung đột nổ ra ở Ukraina cũng khiến nguồn cung từ Qatar quan trọng hơn.
Qatar thông báo kế hoạch mở rộng sản xuất ở mỏ khí đốt lớn nhất thế giới sau loạt thông báo về các thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn.
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tăng kể từ ngày 1/2 theo đà tăng của giá gas thế giới, mỗi bình gas 12kg tăng thêm khoảng 5.000 đồng/kg.
Các doanh nghiệp kinh doanh gas phía Nam cho hay, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg với mức tăng trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas sẽ tăng khoảng 5.000 đồng/kg.
Theo đó, bình 6kg tăng thêm 2.500 đồng/bình, bình 12kg tăng thêm 5.000 đồng/bình, bình 45kg tăng thêm 19.000 đồng/bình, bình 50kg tăng thêm 21.000 đồng/bình. Giá bình gas 6kg đến tay người tiêu dùng không vượt quá 269.000 đồng/bình, bình 12kg là 479.000 đồng/bình, bình 45kg là 1.796.500 đồng/bình…
Tương tự, Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam thông báo, từ ngày 1/2 giá bán PetroVietNam Gas tăng 5.000 đồng/bình 12kg và 18.765 đồng/bình 45kg.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp trong năm 2024, giá gas được điều chỉnh tăng. Trước đó, giá gas bán lẻ trong nước tháng 1/2024 tăng với mức tăng 6.000 đồng/bình 12kg, 22.500 đồng/bình 45 kg và 25.000 đồng/bình 50 kg.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 27/2/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 4,53% ở mức 1,77 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 27/2/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 4,53% lên mức 1,77 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Vào trung tuần tháng 2, hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên giao tháng 3 ở NYMEX giao dịch ở mức 1,603 đô la/một triệu đơn vị nhiệt của Anh (mmBTU), giảm 35% so với một năm trước. Hôm 20/2, hợp đồng tương lai này đóng cửa ở mức 1,576 đô la/mmBTU, thấp nhất mọi thời đại sau khi điều chỉnh theo lạm phát.
“Thị trường rõ ràng đang bị dư cung. Chúng tôi cho rằng nên hạn chế nguồn cung để phản ứng tốt hơn với nhu cầu”, Nick Dell’Osso, CEO của Công ty dầu khí đá phiến Chesapeake Energy nói.
Tuần trước, Chesapeake, một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất Mỹ thông báo, sẽ cắt giảm 20% chi tiêu trong năm 2024 so với kế hoạch trước đó và giảm sản lượng khoảng 20% so với năm ngoái.
Công ty có trụ sở ở thành phố Oklahoma cho biết, sẽ khoan thêm các giếng mới nhưng không khai thác trong thời gian còn lại của năm cho đến khi giá tăng. Các đối thủ EQT và Comstock Resources cũng công bố kế hoạch giảm sản lượng.
“Đây là cách các công ty ứng phó với giá khí đốt tự nhiên thấp trong lịch sử”, Mark Viviano, đối tác quản lý tại Công ty đầu tư năng lượng Kimmeridge bình luận.
Các nhà phân tích kỳ vọng, giá khí đốt ở Mỹ sẽ bắt đầu tăng vào cuối năm 2024 và đà tăng sẽ kéo dài sang 2025 khi một loạt các kho cảng mới bắt đầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Giá khí đốt kỳ hạn ở NYMEX tăng hơn 12% hôm 21/2 khi thị trường phản ứng với thông tin Chesapeake cắt giảm sản lượng.
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tăng kể từ ngày 1/2 theo đà tăng của giá gas thế giới, mỗi bình gas 12kg tăng thêm khoảng 5.000 đồng/kg.
Các doanh nghiệp kinh doanh gas phía Nam cho hay, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg với mức tăng trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas sẽ tăng khoảng 5.000 đồng/kg.
Theo đó, bình 6kg tăng thêm 2.500 đồng/bình, bình 12kg tăng thêm 5.000 đồng/bình, bình 45kg tăng thêm 19.000 đồng/bình, bình 50kg tăng thêm 21.000 đồng/bình. Giá bình gas 6kg đến tay người tiêu dùng không vượt quá 269.000 đồng/bình, bình 12kg là 479.000 đồng/bình, bình 45kg là 1.796.500 đồng/bình…
Đây là tháng thứ hai liên tiếp trong năm 2024, giá gas được điều chỉnh tăng. Trước đó, giá gas bán lẻ trong nước tháng 1/2024 tăng với mức tăng 6.000 đồng/bình 12kg, 22.500 đồng/bình 45 kg và 25.000 đồng/bình 50 kg.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Giá gas hôm nay ngày 26/2/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 4,53% ở mức 1,77 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 26/2/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 4,53% lên mức 1,77 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Giá khí đốt tại châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua trong bối cảnh thời tiết mùa Đông không quá lạnh và mức dự trữ khí đốt của châu Âu ổn định ở ngưỡng cao. Điều này mang lại hy vọng rằng cuộc khủng hoảng năng lượng đã nhấn chìm khu vực này trong 3 năm qua có thể sắp kết thúc.
Theo Kho Dự trữ Khí đốt Tổng hợp (AGSI), dự trữ khí đốt hiện nay của Liên minh châu Âu (EU) đạt 64,7% công suất lưu trữ. Trong khi đó, kho dự trữ khí đốt của Anh được lấp đầy 77,15%.
Giá khí đốt ở châu Âu đạt đỉnh điểm vào mùa Hè năm 2022, có thời điểm tăng vọt lên hơn 300 euro/MWh, khi Nga tiếp tục siết chặt nguồn cung cấp cho khu vực sau cuộc xâm lược Ukraine và vũ khí hóa nguồn dự trữ khí đốt dồi dào của nước này.
Kể từ đó, những nỗ lực phối hợp của các quốc gia EU nhằm hạn chế nhu cầu, cũng như việc nhập khẩu LNG mạnh mẽ từ các nước như Mỹ và mùa Đông ấm áp liên tiếp đều đã giúp giảm bớt khủng hoảng nguồn cung khí đốt của châu Âu.
Theo Ủy ban châu Âu, khí đốt qua đường ống của Nga, chiếm 40% nguồn cung cấp của EU trước chiến tranh Ukraine, đã giảm xuống còn 8%.
Mặc dù vậy, châu Âu vẫn không có cách nào ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga khi một số nước vẫn mua với tốc độ kỷ lục. Trang High North News đưa tin, các nước châu Âu tiếp tục mua hơn một nửa sản lượng khí đốt Nga.
Trong suốt năm 2023, Tây Ban Nha nổi lên là nhà nhập khẩu lớn, vượt qua những người mua kỷ lục trước đó là Pháp và Bỉ. Na Uy cũng tiếp tục mở rộng danh mục LNG của mình, bao gồm cả các điểm đến ngoài EU.
Bất chấp việc các quan chức châu Âu ủng hộ các biện pháp hạn chế dòng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào EU, thực tế thực tế đang có xu hướng ngược lại.
Năm ngoái các nước châu Âu nhập khẩu 19,5 tỉ mét khối (bcm) LNG từ Nga; cộng với 5,2 tỉ mét khối được vận chuyển qua các kho cảng của châu Âu và xuất khẩu sang các quốc gia ngoài châu Âu.
Tổng cộng các quốc gia EU đã mua LNG của Nga trị giá hơn 30 tỉ USD kể từ khi xung đột Nga - Ukraina bắt đầu vào tháng 2/2022. Trong khoảng thời gian đó, Nga là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho EU, chỉ sau Mỹ, trên Qatar và Algeria.
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tăng kể từ ngày 1/2 theo đà tăng của giá gas thế giới, mỗi bình gas 12kg tăng thêm khoảng 5.000 đồng/kg.
Các doanh nghiệp kinh doanh gas phía Nam cho hay, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg với mức tăng trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas sẽ tăng khoảng 5.000 đồng/kg.
Theo đó, bình 6kg tăng thêm 2.500 đồng/bình, bình 12kg tăng thêm 5.000 đồng/bình, bình 45kg tăng thêm 19.000 đồng/bình, bình 50kg tăng thêm 21.000 đồng/bình. Giá bình gas 6kg đến tay người tiêu dùng không vượt quá 269.000 đồng/bình, bình 12kg là 479.000 đồng/bình, bình 45kg là 1.796.500 đồng/bình…
Đây là tháng thứ hai liên tiếp trong năm 2024, giá gas được điều chỉnh tăng. Trước đó, giá gas bán lẻ trong nước tháng 1/2024 tăng với mức tăng 6.000 đồng/bình 12kg, 22.500 đồng/bình 45 kg và 25.000 đồng/bình 50 kg.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!