Giá gas hôm nay (21/9) quay đầu tăng nhẹ, ghi nhận mức điều chỉnh dưới 1%. Trên thị trường thế giới, giá khí đốt tự nhiên giảm mạnh bất chấp đợt nắng nóng trong thời gian ngắn và sản lượng sụt giảm.
Giá gas hôm nay (21/9) tăng 0,44% lên 7,78 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h45 (giờ Việt Nam).
Giá khí đốt tự nhiên giao ngay giảm mạnh vào hôm thứ Ba (20/9) bất chấp đợt nắng nóng trong thời gian ngắn và sản lượng sụt giảm, kéo dài liên tiếp chuỗi 4 ngày giảm giá, Natural Gas Intelligence đưa tin.
Trong khi mức nhiệt tăng cao ở khắp khu vực 48 Tiểu bang vùng Hạ đã khiến cho nhu cầu nhiên liệu thay đổi, thì ông Eli Rubin - Nhà Phân tích Cấp cao của EBW Analytics Group, đã chỉ ra triển vọng cơ bản trong ngắn hạn tương đối “mềm" đối với khí đốt tự nhiên.
Ông Rubin cho biết, nhu cầu giảm do thời tiết có xu hướng giảm vào đầu tháng 10 và việc bảo trì sắp tới cho nhà ga LNG Cove Point sẽ tạm thời hạn chế khối lượng xuất khẩu, có thể gây áp lực giảm thêm đối với giá cả.
Nhà phân tích nhận xét, bất kỳ sản lượng khí đốt nào tăng thêm vào cuối tháng cũng có thể làm suy giảm thêm tâm lý.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất khí đốt đã lùi lại vào thứ Ba, theo ước tính mới nhất từ Wood Mackenzie. Dữ liệu của công ty cho thấy, tổng sản lượng giảm 1,6 Bcf/ngày so với ngày hôm trước, với sản lượng giảm xuống khoảng 97,4 Bcf/ngày.
Sản lượng khí đốt tự nhiên vốn không ổn định vào tháng 9, nhưng nhìn chung, nó đã giữ gần mức cao nhất năm 2022, khoảng 99 - 100 Bcf. Với sản lượng mạnh mẽ hơn và mức nhiệt độ sụt giảm trong những ngày gần đây, các nhà phân tích đang mong đợi một bản báo cáo dự trữ tương đối tốt với báo cáo kiểm kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) trong tuần này.
Ông Rystad Energy, Nhà phân tích của Rystad Energy, lưu ý đến thâm hụt trong báo cáo EIA tuần này, cho biết cần phải có một lượng bơm mạnh mẽ ổn định để cân bằng thị trường trước mùa Đông. Một đợt bơm nhẹ vào tuần này hoặc sang tháng 10 có thể gây thất vọng và tạo ra áp lực tăng giá.
Như các nhà phân tích tại The Schork Report, ngay cả khi sản lượng duy trì mạnh mẽ, nguồn cung cấp vẫn không thể chảy liên tục trên mức 100 Bcf/ngày do công suất đường ống hạn chế.
Ngoài ra, với việc nhiệt độ giảm, công suất vận chuyển căng thẳng và không có điểm dừng cho thị trường khí đốt châu Âu hỗn loạn, sự biến động hứa hẹn sẽ vẫn ở mức cao trong suốt mùa Đông.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (20/9) tiếp tục giảm nhẹ, dao động quanh mức 7,84 USD/mmBTU. Trên thị trường thế giới, giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn đã giảm nhẹ bất chấp các mô hình dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ tăng cao hơn trong mùa Thu này cùng với những thông tin mới nhất từ báo cáo lưu trữ của EIA.
Giá gas hôm nay (20/9) giảm 0,32% xuống 7,84 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h50 (giờ Việt Nam).
Hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn đã giảm nhẹ trong phiên giao dịch hôm thứ Hai (20/9) bất chấp các mô hình dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ tăng cao hơn trong mùa Thu này, Natural Gas Intelligence đưa tin.
Theo ước tính của Bloomberg, sản lượng khí đốt chỉ đạt 100 Bcf/ngày vào thứ Hai, giảm nhẹ so với mức cao nhất năm 2022 đã đạt được hồi đầu tháng.
Trong khi đó, nhu cầu năng lượng dựa trên thời tiết đã sẵn sàng tăng lên khi áp suất cao phía trên mạnh một cách bất hợp lý trong nội địa Mỹ với mức nhiệt cao trên 80°F - 90°F (tương đương 27°C - 32°C), theo NatGasWeather.
Nhu cầu xuất khẩu LNG của Mỹ (bao gồm cả châu Âu và châu Á) cũng tăng mạnh vào đầu tuần. Các nhà phân tích cho biết, mức tiêu thụ có thể sẽ tăng trong suốt mùa Thu khi các nước ở bán cầu Bắc nỗ lực để có thêm khí đốt trong kho dự trữ để đảm bảo nguồn cung cho mùa Đông.
Sản lượng khí cấp LNG dao động gần hoặc trên 12 Bcf/ngày trong hầu hết tháng 9, giúp các cơ sở xuất khẩu của Mỹ hoạt động gần hết công suất.
Tất cả những điều này đang khiến thị trường lo ngại về nguồn cung trong nước có khả năng bấp bênh cho mùa Đông, tạo ra áp lực tăng giá vào đầu ngày thứ Hai.
Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã báo cáo một đợt bơm khí tự nhiên 77 Bcf vào kho lưu trữ trong tuần kết thúc vào ngày 9/9.
Sau khi xem xét kỹ hơn, các nhà phân tích lưu ý rằng, cần phải bơm thêm nhiều đợt để đảm bảo cung cấp đủ cho mùa nóng sắp tới.
Bản báo cáo mới nhất đã giảm so với tuần tương đương của năm 2021 (78 Bcf) và mức trung bình trong 5 năm là 82 Bcf, theo EIA. Kết quả hàng tồn kho ở mức 2.771 Bcf, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm là 3.125 Bcf.
Sản lượng mạnh có thể giúp thu hẹp thâm hụt trong nhiều kỳ báo cáo EIA tiếp theo, nhưng những lo lắng về lưu trữ vẫn tồn tại.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (19/9) nối dài đà giảm gần 3% từ cuối tuần trước. Theo các chuyên gia, một khi công suất tái cấp lại được lắp đặt tại một nhà ga mới nổi ở châu Âu thì mức chiết khấu từ LNG so với giá khí đốt của châu Âu sẽ giảm đáng kể.
Giá gas hôm nay (19/9) giảm 2,84% xuống 7,59 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h10 (giờ Việt Nam).
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á không thay đổi trong tuần, với sản lượng tại Nhật Bản và Hàn Quốc được cung cấp đầy đủ và một nhà ga nổi mới ở châu Âu bắt đầu hoạt động, Reuters đưa tin.
Các nguồn tin trong ngành ước tính giá LNG trung bình cho đợt giao tháng 11 tại Đông Bắc Á là 46 USD/mmBTU, không thay đổi so với tuần trước.
Theo ông Alex Froley, Nhà Phân tích LNG tại ICIS, tại châu Âu, Ems Energy Terminal mới của Hà Lan với công suất 8 tỷ mét khối (bcm) mỗi năm đã có chuyến hàng đầu tiên vào ngày 8/9 và bắt đầu đưa khí đốt vào mạng lưới khí trên bờ một tuần sau đó.
Ông cho biết thêm là có ít nhất hai tàu nữa đang chờ bên ngoài cảng để sẵn sàng giao hàng trong những ngày tới. Ông hy vọng nhà ga mới sẽ hoạt động hết công suất trong những tháng tới và cung cấp một tuyến đường tiếp cận mới tới thị trường giá cao của Đức.
Ông Ciaran Roe, Giám đốc Toàn cầu của LNG tại S&P Global Commodity Insights, cho biết, giá LNG giao ngay tại tàu (DES) được giao đến Tây Bắc Châu Âu (NWE) được giao dịch ở mức 44,788 USD/mmBTU vào ngày 15/9, mức chiết khấu 17,375 USD/mmBTU so với giá khí đốt tháng 10 của Hà Lan.
Theo ông Roe, khoản giảm giá này đã tăng “sâu” mặc dù đơn vị mới nổi của Hà Lan ở Eemshaven bắt đầu đưa LNG đã được điều chỉnh vào lưới điện quốc gia vào ngày 14/9.
Vị giám đốc này cũng nói thêm, có một quan điểm nhất trí giữa các nhà phân tích thị trường khí và LNG rằng, một khi công suất tái cấp lại được lắp đặt tại NWE, mức chiết khấu từ LNG so với giá khí đốt của châu Âu sẽ giảm đáng kể.
Rystad Energy cho biết trong một báo cáo, khí đốt đã trở thành mặt hàng quan trọng nhất ở châu Âu. Song song đó, trong năm nay, Đức - nền kinh tế lớn nhất lục địa này, đã chi 30,84 tỷ euro cho khí đốt tự nhiên do giá tăng cao, so với 35,39 tỷ (tương đương 1% GDP) chi vào năm 2021 cho khí đường ống nhập khẩu.
Trong một diễn biến khác, thị trường đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ tin tức nào về việc liệu nhà máy Freeport 15 triệu tấn/năm (mtpa) của Mỹ có khởi động lại đúng thời hạn vào tháng 11 sau một trận hỏa hoạn vào tháng 6 hay không. Đồng thời, bất kỳ tín hiệu nào về các đợt lạnh đầu mùa Đông hoặc tin tức về các cơn bão có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất ở vùng Vịnh của Mỹ.
Theo Spark Commodities, giá cước vận chuyển LNG giao ngay tại Đại Tây Dương đã tăng 37.500 USD lên 136.750 USD/ngày - một dấu hiệu của thị trường thắt chặt. Giá cước vận chuyển giao ngay tại Thái Bình Dương cũng tăng lên 138.250 USD/ngày.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Gã khổng lồ ngành năng lượng của Nga Gazprom duy trì ổn định doanh thu nhờ việc bán khí đốt giá cao cho các thị trường khác, bù đắp sự giảm sút từ thị trường Châu Âu.
Theo trang Financail Times, Điện Kremlin trong tuần này cho biết họ sẽ khoá van đường ống Nord Stream 1 đến khi nào các nước Châu Âu gỡ bỏ lệnh trừng phạt. Điều này đồng nghĩa Gazprom chỉ cung cấp khoảng 84 triệu mét khối khí/ngày sang Châu Âu, giảm mạnh so với mức 480 triệu mét khối/ngày hồi năm ngoái.
Năm ngoái, Gazprom xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ với giá trung bình 310 USD/mét khối, dẫn đến tổng doanh thu xuất khẩu đạt 54 tỷ USD. Ước tính trong cả năm 2022, lượng khí xuất khẩu giảm hơn 43% nhưng với giá bán lại tăng gấp 3 lần lên 1.000 USD/mét khối.
“Việc giảm sản lượng tương đối nhỏ có thể gây ra sự gia tăng lớn về giá khí đốt, điều này khiến doanh thu tăng lên. Nói cách khác, Gazprom sẽ kiếm được nhiều tiền hơn ngay cả khi lượng hàng xuất khẩu giảm”, ông Rộn Smith, chuyên gia phân tích tại công ty BCS Global Markets nhận định.
Ông Smith ước tính, doanh thu của Gazprom có thể tăng 85% so với năm 2021 lên 100 tỷ USD.
Sergey Vakulenko, một chuyên gia phân tích năng lượng độc lập của Nga ước tính với giá khí hiện tại, Gazprom có thể thu về 250 triệu euro/ngày. Tuy nhiên, con số này có thể giảm mạnh nếu Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung sang Châu Âu. Năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch, Gazprom thu về 290 triệu euro/ngày.
Nửa đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Gazprom đạt kỷ lục 41,75 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 29 tỷ USD cho cả năm ngoái. Công ty này chi 20 tỷ USD để trả cổ tức cho nhà nước.
Năm 2019, trước khi dịch COVID-19 ập đến kéo dài suốt 3 sau năm đó, lợi nhuận sau thuế của Gazprom là 16,3 tỷ USD.
Nga đang cố gắng chuyển hướng sang các thị trường khi EU đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc nguồn cung khí đốt từ nước này. Trong 7 tháng đầu năm, lượng khí gas xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Gazprom. Tuy nhiên, Gazprom cho biết Bắc Kinh sẽ chuyển sang thanh toán bằng đồng nhân dân tệ thay vì đồng Rúp hoặc USD.
Tuy nhiên, hầu hết cơ sở hạ tầng, đường dẫn ống khí đốt của Nga đều hướng đến Châu Âu và Moscow không để dàng chuyển hướng bán hàng sang bất kỳ nơi nào khác ngoài thị trường nội địa. Đường ống dẫn khí đến Trung Quốc được Nga xây dựng từ năm 2019. Ông Greg Molnár, chuyên gia phân tích tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng về dài hạ Nga sẽ mất dần thị trường xuất khẩu lớn và đáng tin cậy nhất của mình”.
Giá gas hôm nay (17/9) giảm mạnh trở lại, ghi nhận mức điều chỉnh trên 6%. Trên thị trường thế giới, giá khí đốt tự nhiên biến động trong bối cảnh báo cáo lưu trữ sụt giảm, thời tiết mùa Thu ôn hòa hơn và một cuộc đình công đường sắt có thể đã gây rắc rối cho chuỗi cung ứng và tàn phá nền kinh tế Mỹ.
Giá gas hôm nay (17/9) giảm 6,09% xuống 7,81 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 11h10 (giờ Việt Nam).
Theo Natural Gas Intelligence, hợp đồng khí đốt tự nhiên trượt dốc ngày thứ hai liên tiếp vào hôm thứ Sáu (16/9) khi thị trường tiếp tục thông báo về báo cáo lưu trữ sụt giảm, thời tiết mùa Thu ôn hòa và một cuộc đình công đường sắt có thể đã gây rắc rối cho chuỗi cung ứng và tàn phá nền kinh tế Mỹ.
NatGasWeather cho biết, nhiệt độ sẽ nóng hơn trong tuần tới, có thể đạt mức cao khoảng 80°F (tương đương 27°C) ở Trung Tây và phía Đông, giúp thúc đẩy nhu cầu làm mát theo mùa. Tuy nhiên, công ty cũng hy vọng sẽ tạo ra nhiều năng lượng gió hơn và thời gian nhiệt đỉnh điểm vào buổi chiều ngắn hơn so với hồi tháng 7 và tháng 8.
Dữ liệu qua đêm duy trì nhu cầu tại Mỹ thấp từ ngày 23/9 đến 30/9 khi áp suất cao suy yếu và dịch chuyển theo hướng Tây, trong khi các hệ thống thời tiết với nhiệt độ cao nhất rơi vào khoảng 60°F - 80°F (tương đương 16°C - 27°C) đến ở nửa phía Đông của Mỹ.
Theo ông Eli Rubin, Nhà phân tích cấp cao của EBW Analytics Group, sản lượng khí đốt được giữ ở mức gần 100 Bcf/ngày gần như suốt cả tuần. Với sản lượng tăng trong tháng 9 và nhiệt độ ôn hòa có thể diễn ra vào cuối tháng này và đầu tháng 10, các yếu tố cơ bản có thể nới lỏng hơn nữa - tạo ra nguy cơ giảm một lần nữa.
Ông cũng lưu ý rằng, trong khi các nhu cầu toàn cầu đối với LNG đang ngày mạnh mẽ và dự kiến sẽ duy trì như vậy với cả châu Âu và châu Á đang tranh giành hàng xuất khẩu của Mỹ trước mùa Đông. Song, các công ty thăm dò và sản xuất của Mỹ chỉ có khả năng để đáp ứng nhu cầu đó trong ngắn hạn.
Trong khi đó, nhà máy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng Cove Point ở Maryland dự kiến sẽ được bảo trì vào tháng tới, nên sẽ tạm thời hạn chế việc gửi nhiên liệu siêu lạnh. Điều này xảy ra sau khi nhà ga Freeport LNG ở Texas ngừng hoạt động sau một trận hỏa hoạn hồi tháng 6. Freeport dự kiến sẽ khởi động lại các hoạt động một phần vào tháng 11, với toàn bộ hoạt động trực tuyến trở lại vào tháng 3/2023.
Ông Rubin chia sẻ thêm, sự kết hợp giữa thời tiết mát mẻ hơn, sản lượng cao hơn và nhiều khí đốt tự nhiên hơn để tiêu thụ trong nước trong bối cảnh xuất khẩu ngừng hoạt động có thể dẫn đến lượng xăng dự trữ tăng trong những tuần tới. Và điều đó có thể sẽ gây áp lực giảm giá.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (16/9) quay đầu tăng nhẹ với mức điều chỉnh dưới 0,1%. Hợp đồng khí đốt tự nhiên lao dốc trong bối cảnh sản lượng trong một kho dự trữ dự kiến sẽ tăng cao và một thỏa thuận được ký kết có thể sẽ ngăn chặn một cuộc đình công đường sắt.
Giá gas hôm nay (16/9) tăng 0,04% lên 8,29 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h40 (giờ Việt Nam).
Theo Reuters, hợp đồng khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm khoảng 9% vào hôm thứ Năm (15/9) do sản lượng trong một kho dự trữ dự kiến sẽ tăng cao và một thỏa thuận được ký kết có thể sẽ ngăn chặn một cuộc đình công đường sắt.
Trước đó, giá khí đốt tự nhiên đã tăng 10% do lo ngại cuộc đình công sẽ thúc đẩy nhu cầu về khí đốt bằng cách chuyển đổi sử dụng nguồn cung cấp than sang khí đốt.
Các công ty than và công ty đường sắt lớn của Mỹ đã đạt được một thỏa thuận dự kiến sau 20 giờ đàm phán căng thẳng do chính quyền của Tổng thống Joe Biden làm trung gian nhằm ngăn chặn tình trạng ngừng hoạt động đường sắt có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm và nhiên liệu trên khắp nước này và hơn thế nữa.
Nhiên liệu than vốn chiếm khoảng 20% sản lượng điện của Mỹ và khoảng 2/3 các nhà máy nhiệt điện than của quốc gia này vận chuyển than bằng đường sắt. Mặt khác, nếu không có than hoặc bất kỳ nhiên liệu nào khác để sản xuất điện thì các công ty năng lượng phải đốt nhiều khí hơn để sản xuất điện. Được biết, khí đốt đã cung cấp khoảng 37% điện năng của Mỹ.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), các tiện ích đã bổ sung 77 bcf khí đốt vào kho chứa trong tuần kết thúc vào ngày 9/9.
Các nhà phân tích cho biết, mặc dù sản lượng nhiều hơn dự kiến nhưng nó vẫn thấp hơn bình thường vì các máy phát điện đã đốt nhiều khí để giữ cho máy điều hòa không khí hoạt động ổn định trong đợt nắng nóng vào tuần trước.
Ngoài thỏa thuận về đường sắt, giá khí đốt giảm còn do dự kiến sản lượng sẽ đạt kỷ lục hàng tháng vào tháng 9 và nhu cầu sẽ giảm khi nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng Cove Point (LNG) ở Maryland đóng cửa để bảo trì vài tuần vào tháng 10.
Trước đó, nhu cầu khí đốt của Mỹ đã giảm trong nhiều tháng do sự cố ngừng hoạt động liên tục tại nhà máy xuất khẩu LNG Freeport ở Texas. Công ty này đã tiêu thụ lượng khí khoảng 2 bcf/ngày trước khi ngừng hoạt động vào ngày 8/6. Freeport LNG dự kiến, nhà máy sẽ hoạt động trở lại ít nhất một phần vào đầu đến giữa tháng 11.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (15/9) tiếp đà giảm, ghi nhận mức điều chỉnh dưới 1%. Nắng nóng cuối mùa, lo ngại về dự trữ tại Mỹ cùng với nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ là những yếu tố tác động đáng kể đến giá khí đốt tự nhiên thế giới.
Giá gas hôm nay (15/9) giảm 0,35% xuống 9,06 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h45 (giờ Việt Nam).
Được thúc đẩy bởi nắng nóng cuối mùa, lo ngại về dự trữ tại Mỹ và nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ, hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn hôm thứ Tư (14/9) đã tăng phiên thứ 5 liên tiếp, Natural Gas Intelligence đưa tin.
Các nhà phân tích tại Evercore ISI cho biết, thị trường khí đốt tự nhiên đã chuyển “từ sức mạnh này sang sức mạnh khác”.
Họ ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ đối với xuất khẩu LNG của Mỹ - đang ở mức gần công suất, khi châu Âu nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc xung đột của Nga với Ukraine.
Vốn là nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho các nước phương Tây, Nga đã cắt phần lớn nguồn cung cấp qua đường ống cho các nước trên khắp châu Âu để trả đũa cho các lệnh trừng phạt mà châu Âu đã áp đặt lên nước này.
Bên cạnh đó, các nước châu Á hiện đang tăng cường kêu gọi nguồn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm nhanh chóng lưu trữ để tăng cường nguồn cung trước mùa Đông.
Nhóm Evercore lưu ý thêm, việc chuyển đổi từ than sang khí đốt trong ngành điện tiếp tục gia tăng khi Mỹ dần dần ngừng hoạt động các nhà máy than. Trong khi đó, cái nóng mùa Hè dường như vô tận tiếp tục thiêu đốt phần lớn quốc gia này vào giữa tháng 9.
Theo ông Zongqiang Luo, Nhà Phân tích Cấp cao của Rystad Energy, kỳ vọng về nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng mạnh và nhu cầu về LNG còn lâu dài. Ông cũng lưu ý về hậu quả từ các hành động của Nga và kỳ vọng rằng châu Âu sẽ cần nhiều LNG của Mỹ nhất có thể để đảm bảo nguồn cung đầy đủ cho mùa Đông tới.
Ông Luo cho biết thêm, tổng lượng LNG nhập khẩu sang châu Âu trong 8 tháng đầu năm 2022 cao hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung cấp của Nga một năm trước đây chiếm khoảng 1/3 lượng khí đốt của châu Âu nhưng bây giờ họ chỉ chiếm ít hơn 10%.
Trong một diễn biến khác, NatGasWeather lưu ý rằng, một cuộc đình công đường sắt bị đe dọa ở Mỹ cũng có thể đã thúc đẩy tâm lý lạc quan trên thị trường.
Đáng chú ý hơn, các dự báo tiếp tục cho thấy nắng nóng dai dẳng tại Mỹ. Dữ liệu qua đêm duy trì áp suất trên cao mạnh một cách bất hợp lý đang mở rộng trên phần lớn nước Mỹ vào tuần tới, từ 18/9 đến 22/9, dẫn đến nhiệt độ trên mức bình thường.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (14/9) quay đầu giảm, ghi nhận mức điều chỉnh dưới 0,1%. Nền nhiệt có xu hướng gia tăng trong thời gian ngắn và sản lượng khí đốt tại Mỹ sụt giảm do các sự kiện bảo trì đang tác động đáng kể tới giá khí đốt tự nhiên thế giới.
Giá gas hôm nay (14/9) giảm 0,02% xuống 8,4 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h45 (giờ Việt Nam).
Theo Natural Gas Intelligence, hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn vào hôm thứ Ba (13/9) tiếp đà gia tăng trong bối cảnh nền nhiệt có xu hướng gia tăng trong thời gian ngắn và sản lượng khí đốt tại Mỹ sụt giảm do các sự kiện bảo trì. Song song đó, những lo ngại về nguồn cung thắt chặt tại châu Âu cũng đang gây áp lực đáng kể lên giá cả.
Các nhà phân tích của Wood Mackenzie cho biết, dữ liệu sản xuất của công ty đã suy giảm đáng kể, cụ thể đã giảm hơn 2 Bcf/ngày còn khoảng 97 Bcf/ngày. Trong khi đó, sản lượng đầu tháng 9 cao nhất đạt 100 Bcf/ngày, đây cũng là mức cao nhất trong năm 2022.
Về mặt thời tiết, EBW Analytics Group lưu ý, các dự báo hôm thứ Ba cho thấy nền nhiệt mạnh hơn ở Trung Tây trong thời gian khoảng ngày 16/9 - 22/9), có khả năng nâng mức nhiệt cao đến 90°F (tương đương 32°C) ở Chicago.
Theo ông Eli Rubin, Nhà Phân tích Cấp cao của EBW, nhu cầu làm mát tăng thêm 5 Bcf cho thấy đây là một sự nóng lên trái mùa đáng chú ý. Ngoài ra, các đơn vị than và hạt nhân đang được bảo trì nên có thể dẫn đến nhu cầu đốt khí tăng cao.
Nếu nhu cầu mùa Hè vẫn tiếp tục gia tăng vào mùa Thu thì có thể hạn chế khả năng của các công ty năng lượng trong việc tăng cường bơm khí vào kho chứa đủ để đảm bảo cung cấp đủ cho mùa Đông sắp tới.
Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã công bố mức tăng 54 Bcf cho tuần kết thúc vào ngày 2/9. Khí dự trữ trong kho đã tăng lên 2.694 Bcf, nhưng các kho dự trữ thấp hơn 222 Bcf so với một năm trước đó và thấp hơn 349 Bcf so với mức trung bình 5 năm.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (13/9) tiếp tục tăng nhẹ, dao động quanh mức 8,4 USD/mmBTU. Những lo lắng ngày càng gia tăng về tình trạng thiếu kho dự trữ mùa Đông đang tác động đáng kể đến giá khí đốt tự nhiên thế giới.
Giá gas hôm nay (13/9) tăng 0,23% lên 8,4 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h45 (giờ Việt Nam).
Theo Natural Gas Intelligence (NGI), hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn vào hôm thứ Hai (12/9) tăng phiên thứ ba liên tiếp, được thúc đẩy bởi những lo lắng ngày càng gia tăng về tình trạng thiếu kho dự trữ mùa Đông.
Ông Thomas Saal, Phó Chủ tịch Cấp cao về Năng lượng của StoneX Financial Inc., cho biết, tình hình lưu trữ thiếu hụt chắc chắn sẽ không biến mất, trừ khi họ bắt đầu nhận được nhiều khoản bơm lớn hơn trong vài tuần tới.
Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã báo cáo một lượng khí đốt tự nhiên 54 Bcf được bơm vào kho chứa trong tuần kết thúc vào ngày 2/9.
Theo ông Saal, sản lượng đã tăng đáng kể trong những tuần gần đây để đáp ứng cả nhu cầu nội địa mạnh mẽ và nhu cầu tăng cao từ châu Âu và châu Á đối với hàng xuất khẩu của Mỹ. Đồng thời, nhu cầu làm mát đang giảm dần khi thời tiết mùa Thu đang dần xuất hiện ở các khu vực phía Bắc của Mỹ.
Vào hôm thứ Hai, sản lượng dao động quanh mức 100 Bcf/ngày và dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ ôn hòa hơn vào tháng 9.
Các dự báo trong nước cho thấy, mô hình thời tiết ôn hòa đang chiếm ưu thế phần lớn ở Mỹ trong tuần này, nhưng vẫn với xu hướng ấm hơn bình thường được thiết lập vào cuối tuần này sang tuần tới sẽ mang lại "sự gia tăng nhỏ trong nhu cầu quốc gia”.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch trong những ngày gần đây tập trung vào nguồn cung tương đối thấp trong kho dự trữ sau một mùa Hè được xác định bởi nhiệt độ cao trên khu vực 48 Tiểu bang vùng Hạ và nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ tăng cao.
Mặt khác, các quốc gia trên khắp châu Á cũng đang cạnh tranh mạnh về LNG khi họ nỗ lực tăng cường nguồn cung cho mùa Đông sắp tới.
Ông Saal cho biết, hiện tại, người mua LNG từ châu Âu và châu Á đang trả giá cao hơn tất cả những người khác ở Mỹ. Chừng nào vẫn còn như vậy, thị trường sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên giá cả.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (12/9) tiếp tục tăng không quá 0,5% trong ngày đầu tuần. Giá LNG sụt giảm trong bối cảnh sản lượng dự trữ trong kho giảm bớt, nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu cùng với việc các nhà giao dịch đang theo dõi chặt chẽ cuộc họp khẩn cấp của Liên minh châu Âu (EU).
Giá gas hôm nay (12/9) tăng 0,41% lên 8,07 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h40 (giờ Việt Nam)
Những người mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á được hưởng lợi từ việc giảm giá trong tuần này do sản lượng dự trữ trong kho giảm bớt, sự sụt giảm nhu cầu tại Trung Quốc cùng với việc theo dõi cuộc họp khẩn cấp của Liên minh châu Âu (EU).
Theo ông Edmund Siau, Nhà phân tích LNG tại công ty tư vấn FGE, cho biết: “Giá LNG giảm do người mua tại khu vực Đông Bắc Á tạm dừng các hoạt động đóng kho và nhu cầu của Trung Quốc suy yếu”.
Trung Quốc đã yêu cầu các nhà nhập khẩu kiểm tra tồn kho như một biện pháp phòng ngừa trước mùa Đông và họ có thể mua thêm nhiên liệu trong những tháng tới nếu lượng dự trữ không đủ.
Việc thiếu LNG có sẵn theo các hợp đồng dài hạn cũng có thể đẩy người mua tại Nhật Bản và Hàn Quốc quay trở lại thị trường giao ngay trước mùa Đông, nơi nếu thời tiết trở nên lạnh giá sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt đối với LNG vào thời điểm châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Trong một diễn biến khác, ông Ciaran Roe, Giám đốc toàn cầu của LNG, cho biết, tuần này, giá khí đốt đã tăng vọt trước cuộc họp chính sách quan trọng giữa các bộ trưởng năng lượng EU, khi giá LNG dao động trong khoảng 40 - 50 USD/mmBTU.
Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ họp vào thứ Sáu (16/9) này để tìm ra các cách để bảo vệ người dân và doanh nghiệp khỏi các hóa đơn năng lượng cao ngất trời.
Theo ông Siau, những lo ngại về sự can thiệp mạnh mẽ vào thị trường, chẳng hạn như buộc phải đưa ra giá sàn và giá trần mới cho khí đốt của Nga đã gây ra sự suy giảm thanh khoản tại sàn TTF của Hà Lan.
Đề xuất mức giá trần mà châu Âu trả cho khí đốt của Nga đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong cuộc họp vào thứ Sáu (9/9) tuần trước.
Tuần trước, Nga đã ngừng vô thời hạn các dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 đến châu Âu khi lục địa này cố gắng đặt giá trần cho xuất khẩu dầu và khí đốt của mình.
Trong khi đó, các cơ sở lưu trữ khí đốt ở châu Âu đã đầy 82,8% tính đến ngày 7/9, theo dữ liệu của Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu.
Nếu kho khí đốt của EU đã được lấp đầy 100% trước mùa Đông thì nguồn cung cấp khí đốt có thể đủ cho tháng 11 và tháng 12, nhưng sẽ đối mặt với rủi ro nguồn cung thiếu hụt trong quý I năm 2023, đặc biệt là khi Nord Stream 1 vẫn đóng cửa, Reuters đưa tin.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
.
Năng lượng là chủ đề nóng nhất tại châu Âu lúc này khi nguồn cung vẫn bị hạn chế, giá tăng cao giữa lúc mùa Đông ngày một gần.
Trong khi chờ có câu trả lời mang tính tổng thể, lâu dài, Liên minh châu Âu (EU) đã tạm đề ra 4 giải pháp cấp bách trong cuộc họp bất thường của các bộ trưởng năng lượng 27 nước thành viên ngày 9/9 tại Brussels.
Các giải pháp mới tập trung vào hạ nhiệt giá năng lượng đang tăng cao, đồng thời thực hiện các biện pháp tiết kiệm.
Đó là đặt giới hạn chung về giá khí đốtnhập khẩu - bất kể là từ đâu; giới hạn doanh thu của các nhà sản xuất điện không sử dụng khí đốt; can thiệp “tạm thời và khẩn cấp” vào thị trường bằng cách áp giá trần; điều phối để giảm nhu cầu điện trên toàn EU và giải quyết các vấn đề thanh khoản trên thị trường năng lượng. EU sẽ tiếp tục thảo luận để thống nhất kế hoạch cụ thể.
Có thể thấy EU đang kỳ vọng vào “các giải pháp giới hạn”: áp mức giá trần, giảm tiêu thụ… để xử lý cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay khi nguồn cung “chao đảo”, đứt gãy do cuộc xung đột Ukraine, khiến giá mặt hàng này tại EU liên tục lập kỷ lục.
Từ cuối tháng 8 đến nay, tập đoàn Nga Gazprom đã khóa đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc I, được coi là tuyến đường huyết mạch cung cấp khí đốt cho châu Âu, đẩy giá khí đốt tại đây tăng vọt 30% vào đầu tháng 9.
Ngay cả khi tuyến đường ống này nối lại bình thường sau khi hoạt động bảo trì - lý do dẫn đến việc gián đoạn - kết thúc, công suất vận chuyển của Dòng chảy phương Bắc I cũng chỉ bằng 20% công suất tối đa thời kỳ trước.
Đức và Pháp đều tuyên bố có thể đối phó với nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Berlin cho biết đã lấp đầy 82% các kho dự trữ vào cuối tháng 8 và có thể nâng tỷ lệ này lên 85% trong tháng 9. Pháp cũng khẳng định an ninh năng lượng của nước này sẽ không bị ảnh hưởng nhờ đã lấp đầy khoảng 90% các kho dự trữ và tiếp tục đàm phán để mua thêm khí đốt từ Na Uy.
Tuy nhiên, có vẻ như thực tế về an ninh năng lượng tại châu Âu đang diễn ra theo chiều hướng khác với những tuyên bố trên. Giá khí đốt tại thị trường châu Âu có thời điểm cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái tới 15 lần.
Trước khi Gazprom tạm khóa van đường ống dẫn, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo giá khí đốt tại châu Âu có thể tăng tới 5.000 euro/1.000 m3 vào cuối năm so với 3.500 euro hiện nay.
Tình hình này khiến nhiều người không thể lạc quan về triển vọng thị trường năng lượng, thậm chí Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã cảnh báo châu Âu có thể đương đầu với khó khăn trong “5-10 mùa đông tới”, trong khi nhiều lĩnh vực ở châu lục hiện đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng vì giá năng lượng tăng cao.
Phụ thuộc vào thị trường khí đốt, giá điện ở châu Âu tăng liên tục. Giá năng lượng “điên đảo” khiến giá hàng hóa leo thang không ngừng, dẫn đến lạm phát ở nhiều nước.
Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát tại khu vực đồng euro đã lập đỉnh 9,1% trong tháng 8 so với mức 8,9% ghi nhận tháng trước. Chỉ số này cao gấp 4,55 lần so với mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra.
Điều đáng ngại là đà tăng giá đã lan rộng khắp nền kinh tế, ở tất cả các loại hàng hóa chứ không riêng gì năng lượng hay lương thực như những tháng trước. Xu hướng này khiến người dân châu Âu buộc phải thắt chặt hầu bao, dẫn đến nguy cơ đẩy nền kinh tế rơi vào vòng suy thoái.
Sức ép từ giá năng lượng buộc các nước phải tìm cách củng cố chính sách năng lượng quốc gia trước khi mùa Đông đến gần. Ngày 29/8, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne thừa nhận có thể nước này phải tái khởi động khẩn cấp một số lò phản ứng hạt nhân đã đóng cửa do không có biện pháp nào có thể thay thế nguồn cung khí đốt Nga ngay lập tức.
Trong khi đó, duy trì vận hành của các nhà máy điện hạt nhân tại Đức thêm một thời gian cũng được Ủy ban châu Âu (EC) coi là giải pháp nằm trong lợi ích của cả khối trong hoàn cảnh hiện nay. Tuy nhiên, vì nhiều rào cản trong nước, chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz vẫn không thể tự quyết định vấn đề này.
Đến nay, chỉ có một số nước như Pháp và Đức cho biết đã “xoay xở” đủ để đáp ứng tiến độ bơm khí đốt vào các kho dự trữ quốc gia. Đa số các thành viên khác vẫn khá chật vật để tìm thêm nguồn bù lấp cho lượng khí đốt thiếu hụt. Châu Âu có vẻ càng hoang mang hơn trước thông tin Mỹ có thể ngừng xuất khẩu thêm nhiên liệu cho các đồng minh.
Để ứng phó với tình hình phức tạp, kế hoạch trước mắt chủ yếu của các nước EU là tăng cường tích trữ và giảm bớt tiêu thụ. 27 nước EU đã nhất trí phối hợp lấp đầy 85% các kho dự trữ khí đốt vào tháng 11, đồng thời cam kết giảm tiêu thụ khí đốt 15% trong những tháng mùa đông.
Mục tiêu trước mắt của EC là tiết kiệm 45 tỷ m3 khí đốt, tức là phải giảm 15% mức tiêu thụ trong thời gian mùa Đông, từ tháng 8/2022 - 3/2023, trên toàn khối. Chính phủ các nước thành viên có thể chủ động lựa chọn cách điều phối thực hiện phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mình.
Các doanh nghiệp sản xuất, nhất là các nhà công nghiệp, được kêu gọi thực hiện các biện pháp tối ưu hóa sản xuất, chuyển đổi nhiên liệu thay thế khí đốt như chuyển sang sinh khối hoặc biogas, điện khí hóa công cụ sản xuất.
Đối với khu vực hành chính công, chính quyền địa phương tại các nước được yêu cầu hạn chế sử dụng hệ thống sưởi ấm và điều hòa nhiệt độ, đặc biệt tại các tòa nhà công cộng và trung tâm thương mại. Các hệ thống chiếu sáng và công cụ quảng cáo buộc phải ngắt điện tối đa vào buổi tối.
Trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu về khí thải, các nước EU vừa mong muốn, vừa có trách nhiệm phải ưu tiên cho năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện nay buộc các nước phải tạm thời sử dụng than, dầu lửa hoặc hạt nhân.
Đức, Hà Lan, Áo hay Pháp đều đã công bố khả năng duy trì hoặc khôi phục hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than, chấp nhận giảm tốc độ trong lộ trình giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
EC cũng tích cực tiếp cận các nguồn cung khác nhằm hướng tới một sự ổn định lâu dài hơn với phương châm “không loại trừ bất cứ lựa chọn nào”, miễn là đảm bảo an ninh năng lượng cho toàn khối. Tháng 6 vừa qua, EU đã ký với Mỹ một thỏa thuận để nhận bổ sung 15 tỷ m3 khí đốt cho năm 2022 bên cạnh 22 tỷ m3 được lên kế hoạch từ trước.
Theo thỏa thuận, khối lượng cung ứng khí đốt từ Mỹ sẽ tăng dần lên 50 tỷ m3 mỗi năm trong những năm tới. Dù còn bất đồng, song EC cũng hướng tới nguồn cung Azerbaijan, theo đó nước này sẽ cung cấp cho EU 12 tỷ m3 trong năm nay và đặt mục tiêu 20 tỷ m3 mỗi năm đến năm 2027.
Na Uy, nơi trước đây cung cấp khoảng 20% nhu cầu khí đốt tự nhiên cho EU, cũng cam kết trợ giúp bằng việc phát triển các giếng mới, nâng công suất thêm hàng chục tỷ m3 mỗi năm.
Ngoài ra, EC cũng đã khảo sát về tính khả thi của các nguồn cung tiềm năng như Qatar, Israel, Nigeria, thậm chí khu vực Mỹ Latinh nhằm phục vụ những mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên, việc nhập khẩu từ các nguồn cách xa về địa lý buộc EU phải chấp nhận một giá rất cao và chủ yếu có hiệu lực trong thời gian trung và dài hạn.
Các “giải pháp giới hạn” của EU cũng sẽ được xem xét, nhưng khả năng đạt đồng thuận không rõ ràng. Đơn cử như biện pháp áp giá trần khí đốt của Nga đã bị một số nước như Hungary phản đối.
Trong khi đó, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson cảnh báo rằng áp đặt giới hạn giá với khí đốt tự nhiên hóa lỏng, mà EU đang đẩy mạnh nhập khẩu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ Nga, có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng khi các nhà cung cấp nguồn năng lượng này sẽ rời bỏ thị trường châu Âu.
Có lẽ việc tìm ra “giới hạn bền” cho bài toán năng lượng vẫn là vấn đề nóng nhất trong mùa Đông lạnh giá sắp tới ở châu Âu và cả trong những giai đoạn tiếp theo.
Giá gas hôm nay (10/9) quay đầu tăng, ghi nhận mức điều chỉnh trên 1%. Việc các nhà giao dịch đánh giá các mô hình thời tiết mát mẻ hơn trong thời gian tới cùng với việc sản lượng tăng cao chống lại thâm hụt lưu trữ kéo dài đang tác động đáng kể đến giá khí đốt tự nhiên thế giới.
Giá gas hôm nay (10/9) tăng 1,55% lên 8,03 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 11h00 (giờ Việt Nam).
Giá khí đốt tự nhiên dao động trong một phạm vi hẹp với mức biến động khiêm tốn vào hôm thứ Sáu (9/9) trước khi kết thúc trong sắc xanh tích cực. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các nhà giao dịch đánh giá các mô hình thời tiết mát mẻ hơn trong thời gian tới và sản lượng tăng cao chống lại thâm hụt lưu trữ kéo dài.
Ông Steve Blair, Giám đốc Điều hành Tài khoản Cấp cao của Marex North America LLC, nói với NGI rằng, hợp đồng kỳ hạn đã tăng trong hai ngày cuối cùng của tuần giao dịch từ dữ liệu hàng tồn kho liên bang mới nhất.
Theo ông Blair, họ có một lời nhắc nhở nhỏ rằng, mặc dù còn nhiều cách, nhưng họ có thể đối mặt với mùa Đông sắp tới với lượng khí đốt tương đối thấp được dự trữ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ (EIA) báo cáo đã bơm 54 Bcf khí tự nhiên vào kho chứa trong tuần kết thúc vào ngày 2/9.
Khí dự trữ trong kho đã tăng lên 2.694 Bcf, nhưng các kho dự trữ thấp hơn 222 Bcf so với một năm trước đó và thấp hơn 349 Bcf so với mức trung bình 5 năm.
Tuy nhiên, mức tăng vào cuối tuần là khiêm tốn và những hành động vào hôm thứ Sáu đã dẫn đến một tuần giảm giá nữa đối với giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn. Thị trường đã giảm giá trong cả thứ Ba (6/9), thứ Tư (7/9) và hợp đồng kỳ hạn giảm tuần thứ ba liên tiếp do sản lượng tăng và dự báo về thời tiết mùa Thu ôn hòa và thuận lợi hơn.
Mặt khác, NatGasWeather cho biết, nhu cầu tại Mỹ dự kiến sẽ giảm vào giữa tháng 9 khi một loạt mô hình thời tiết được theo dõi trên phần lớn nước này cho thấy nền nhiệt ôn hòa và thoải mái hơn, khoảng 60°F - 80°F (tương đương 16°C - 27°C). Trong khi, nền nhiệt tại các sa mạc Texas, Florida và Tây Nam lại nóng hơn cục bộ, rơi vào khoảng 90°F (tương đương 32°C).
Trong bối cảnh đó, ông Blair cho biết, hợp đồng kỳ hạn có thể phải vật lộn để duy trì động lực trong tháng 9, Natural Gas Intelligence đưa tin.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (9/9) giảm nhẹ trở lại, ghi nhận mức điều chỉnh dưới 0,1%. Hợp đồng kỳ hạn khí đốt tự nhiên đã tăng lên sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo sản lượng khí tự nhiên được bơm vào kho dự trữ của Mỹ.
Giá gas hôm nay (9/9) giảm 0,08% xuống 7,96 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h13 (giờ Việt Nam).
Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), cơ quan này đã bơm 54 Bcf khí tự nhiên vào kho dự trữ trong tuần kết thúc vào ngày 2/9. Kết quả báo cáo này gần ngang với kỳ vọng nhưng thấp hơn với định mức lịch sử, Natural Gas Intelligence đưa tin.
Hợp đồng kỳ hạn khí đốt tự nhiên của Nymex đã tăng lên vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Năm (8/9) - thời điểm trước và sau báo cáo.
Trong tuần so sánh với năm ngoái, EIA đã bơm 48 Bcf, nhưng lượng bơm trung bình trong 5 năm là 65 Bcf.
NatGasWeather cho biết, thời tiết nóng hơn bình thường ở hầu hết các khu vực của nước Mỹ, ngoại trừ Texas và miền Nam của nước này. Song ngay cả khi đó, những khu vực này vẫn nóng lên với mức cao nhất trong khoảng 80°F - 90°F (tương đương 27°C - 32°C).
Tuy nhiên, sản lượng khí đốt trong kho dự trữ lại tăng lên 2.694 Bcf vào ngày 2/9, theo EIA. Song, các kho này vẫn thấp hơn 222 Bcf so với năm 2021 và 349 Bcf thấp hơn so với mức trung bình 5 năm.
Tuy sản lượng tăng vào cuối tháng 8 và đầu tháng này, gần đây đã đạt mức cao nhất năm 2022, nhưng sức nóng như thiêu như đốt vào cuối mùa Hè tiếp tục thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ.
EIA ước tính trong một báo cáo riêng rằng, lượng khí tồn kho kết thúc tháng 8 ở mức 2,7 Tcf, thấp hơn 12% so với mức trung bình 5 năm. Điều này dự báo rằng, các kho dự trữ sẽ kết thúc mùa bơm vào khoảng 3,4 Tcf, thấp hơn 7% so với mức trung bình 5 năm.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (8/9) tăng 0,04% lên 7,85 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h13 (giờ Việt Nam).
Theo Reuters, Liên minh châu Âu (EU) đề xuất giới hạn giá khí đốt của Nga vào thứ Tư (7/9) trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa cắt tất cả nguồn cung cấp năng lượng nếu EU đi một bước như vậy. Điều này đã làm tăng nguy cơ phân chia thị phần trong một số các quốc gia giàu nhất thế giới vào mùa Đông này.
Tình trạng bế tắc “leo thang” có thể khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng cao hơn nữa. Từ đó làm tăng thêm các hóa đơn vốn đã “nhức mắt” mà các chính phủ EU đang phải trả để ngăn chặn các nhà cung cấp năng lượng của họ sụp đổ và ngăn chặn các khách hàng thiếu tiền mặt phải đóng băng trong những tháng lạnh giá sắp tới.
Châu Âu đã cáo buộc Nga “vũ khí hóa” nguồn cung cấp năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow vì cuộc xung đột Ukraine. Trong khi đó, Nga lại đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt đó đã gây ra các vấn đề cung cấp khí đốt, mà nguyên nhân chính là do lỗi đường ống.
Khi căng thẳng gia tăng, ông Putin nói rằng, các hợp đồng có thể bị phá vỡ trong trường hợp giá cả vượt quá giới hạn và cảnh báo phương Tây rằng, các nước này có nguy cơ bị đóng băng như “đuôi sói” trong câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Nga.
Tuy nhiên, EU có kế hoạch thúc đẩy giới hạn giá khí đốt của Nga và cũng là mức trần đối với giá điện từ các máy phát điện không chạy bằng khí đốt.
Chính vì thế, các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn vào thứ Sáu (9/9) để thảo luận về kế hoạch này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng, họ sẽ đề xuất mức trần giá khí đốt của Nga và phải cắt giảm doanh thu của Nga mà ông Putin sử dụng để tài trợ cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Mặt khác, Hà Lan - quốc gia luôn phản đối giới hạn giá khí đốt, sẽ ủng hộ một mục tiêu nhắm vào khí đốt của Nga.
Song, trước đó, một Bộ trưởng của Séc cho biết, vấn đề này nên được đưa ra khỏi chương trình nghị sự cho cuộc họp hôm thứ Sáu. Người Séc đang giúp hướng dẫn các cuộc thảo luận với tư cách là người nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của EU.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (7/9) tiếp tục giảm với mức điều chỉnh không quá 1%. Bên cạnh việc các nhà giao dịch tiếp tục phân tích về động lực cung ứng mùa Đông thì các mô hình thời tiết cho thấy nhiệt đã ôn hòa hơn và sản lượng cũng gia tăng cũng đang tác động đáng kể tới giá khí đốt tự nhiên thế giới.
Giá gas hôm nay (7/9) giảm 0,59% xuống 7,96 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 11h05 (giờ Việt Nam).
Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn giảm trong sự phục hồi của thị trường sau kỳ nghỉ Lễ Lao động tại Mỹ. Sự sụt giảm đó xuất phát từ việc các nhà giao dịch tiếp tục phân tích về động lực cung ứng mùa Đông cùng với các mô hình thời tiết cho thấy nhiệt đã ôn hòa hơn và sản lượng cũng gia tăng đáng kể.
Theo ông Eli Rubin, Nhà phân tích của EBW Analytics Group, khi nhìn vào hành động giá kỳ hạn gần đây, mức bán tháo 47,6 cent trong phiên ngày thứ Sáu (2/9) đã khiến cho hợp đồng tháng 10 phá vỡ dưới mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng liên quan đến mức trung bình 20 ngày là 9,011 USD.
Ông Rubin cho hay, mặc dù rủi ro giá vẫn còn tăng cao đến cuối năm nay, nhưng việc củng cố thêm từ mức 1,5 USD tăng cao hơn trong nửa cuối tháng 8 sẽ được ưa chuộng trong ngắn hạn.
Vào hôm thứ Ba (6/9), “thị trường Gấu” đã cố gắng đẩy giá xuống dưới một mức hỗ trợ quan trọng khác được nhóm Phân tích kỹ thuật ICAP chốt ở mức 8,48 - 8,47 USD.
Theo ông Brian LaRose, Nhà phân tích của ICAP lưu ý rằng, những người đầu cơ sẽ tranh luận rằng việc dừng hoàn toàn Nord Stream 1 có nghĩa là giá cao hơn.
Trong khi, “thị trường Gấu” đang lập luận rằng, kho lưu trữ của Liên minh Châu Âu (EU) đã đầy 80% và các lựa chọn thay thế cho Nord Stream 1 sẽ đưa vào cuối năm nay. Do đó, giá cả sẽ được áp dụng thấp hơn.
Mặt khác, hợp đồng kỳ hạn của Henry Hub giảm hôm thứ Ba cho thấy, triển vọng thị trường châu Âu tiếp tục khó khăn ở phía trước khi mọi con mắt vẫn dán vào đường ống Nord Stream 1 trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra với Nga.
Theo NatGasWeather, các dự báo hôm thứ Ba cho thấy “nhiệt độ dễ chịu hơn nhiều” ở các khu vực 48 Tiểu bang vùng Hạ vào cuối tuần này.
Ngoài ra, những nhà giao dịch đang theo dõi chăm chú “các thị trường khí đốt tự nhiên sẽ theo dõi chăm chú để xem liệu một số ít có thể đạt hoặc vượt quá 100 Bcf hay không, đặc biệt là dựa trên sức mạnh sản xuất gần đây, Natural Gas Intelligence đưa tin.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.
Giá gas hôm nay (6/9) quay đầu giảm với mức điều chỉnh không quá 1%. Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 1 của Nga sẽ không tiếp tục vận chuyển cho đến khi Siemens Energy (ENR1n.DE) sửa chữa xong các thiết bị bị lỗi.
Giá gas hôm nay (6/9) giảm 0,79% xuống 8,69 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022 vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).
Theo Reuters, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 1 của Nga sẽ không tiếp tục vận chuyển cho đến khi Siemens Energy (ENR1n.DE) sửa chữa xong các thiết bị bị lỗi, theo ông Vitaly Markelov, Phó Giám đốc Điều hành của Gazprom.
Bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở cảng Vladivostok, Thái Bình Dương của Nga, khi được hỏi về thời điểm đường ống có thể bắt đầu bơm khí trở lại, ông Vitaly Markelov nói: “Bạn nên hỏi Siemens. Họ phải sửa chữa thiết bị trước”.
Cuối tuần trước, Gazprom cho biết, họ đã phát hiện dầu động cơ bị rò rỉ tại tuabin duy nhất vẫn hoạt động tại trạm nén Portovaya cho hệ thống Nord Stream 1 và sẽ ngừng cung cấp cho đến khi nó được sửa chữa.
Theo Siemens Energy, họ đã không được ủy thác để tiến hành công việc sửa chữa và sự cố rò rỉ mà Gazprom báo cáo thường sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của tuabin và có thể được niêm phong tại chỗ.
Công ty này cũng cho biết, các tuabin khác đã có sẵn để sử dụng tại trạm máy nén bị ảnh hưởng.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.